I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người may túi đúng ba gang.
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kì kháng chiến,
Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng.
(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”
(Trích Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2: Hãy chỉ ra ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được khởi nhớ trong khổ (2)
Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ.
Câu 4: Anh(chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3)
Đáp án và thang điểm
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2: (0,5 điểm)
- Ba truyện cổ tích: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế
- Những sự kiện lịch sử được gợi ra: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lam Sơn, hội nghị Diên Hồng.
Câu 3: (1 điểm)
- Nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc
+ Câu thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu
Câu 4: (1 điểm)
Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?