60 điểm
NguyenChiHieu
NguyenHieu
12:01:49 19-Jan-2022
Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucozơ trong máu tăng lên, tuyến (1) tiết ra insulin. Insulin làm cho (2) nhận và chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho (3) tăng nhận và sử dụng glucozơ. Nhờ đó nồng độ Glucozơ trong máu trở lại ổn định (1), (2) và (3) lần lượt là: A. Tụy ; tế bào cơ thể ; gan B. Tụy ; gan ; tế bào cơ thể C. Gan ; tụy ; tế bào cơ thể D. Gan ; tế bào cơ thể ; tụy
Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
Người ta bố trí thí nghiệm về phản ứng sinh trưởng của cây với trọng lực như hình dưới đây Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án Kết luận đúng với các thí nghiệm trên là: A. a và c là thí nghiệm đối chứng, b và d là thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ. 1 - thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2 - hướng trọng lực âm, 3 - hướng trọng lực dương. B. a và b là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ, c và d là các thí nghiệm đối chứng. 1 – thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2- hướng trọng lực âm, 3 – hướng trọng lực dương C. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ. 1 – thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2 – hướng trọng lực dương, 3 – hướng trọng lực âm D. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ. 1 – thân và rễ tiếp sẽ mọc cong xuống đất, 2 – hướng trọng lực âm, 3 – hướng trọng lực dương
Về bản chất, pha sáng của quang hợp là A. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. B. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. D. khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?