110 điểm
Jyvkvuxcg
Đề 1: Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây [...] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, ca khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rồi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc... Một ngày anh chưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi... cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”... Những đêm nhớ con, .... anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra...Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
Dưới đây là một đoạn trong « Chuyện người con gái Nam Xương » ( Nguyễn Dữ ) ...
« Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. »...
( Theo Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2011)
Câu 1. Trong văn bản, lời thoại trên đã kết thúc cuộc sống nơi trần gian của Vũ Nương. Việc tác giả sáng tạo thêm phần cuối về cuộc sống của Vũ Nương ở dưới thủy cung. Em hãy cho biết ý nghĩa của những chi tiết đó ?
Câu 2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào ? Ghi lại ngắn gọn ( khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất của nhân vật Vũ Nương được thể hiện qua lời thoại đó.
Câu 3. Trong truyện chi tiết « cái bóng » làm nên giá trị nghệ thuật xuất hiện mấy lần ? Viết đoạn văn theo hình thức diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu, phân tích ý nghĩa của chi tiết đó.