Có ý kiến cho rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.
Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
phương thảo
03:08:55 08-Aug-2021
1. Giải thích nhận định
- Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.
- Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn...
- Biểu hiện của cái riêng trong văn chương:
+ Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm.
+ Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá.
+ Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm.
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng
2. Chứng minh
+ Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã thể hiện được “điều mới mẻ” và “lời nhắn nhủ” của riêng nhà thơ trên cơ sở “vật liệu mượn ở thực tại”.
+ Vật liệu mượn ở thực tại” trong tác phẩm là hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ với nhiều khó khăn, gian khổ và tinh thần chiến đấu, đời sống tình cảm của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Điều mới mẻ: Nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp riêng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ từ chính những khó khăn, gian khổ của hiện thực: Phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước. Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trong gian khổ, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện cũng thật vô tư, tinh nghịch mà chân thành. Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình yêu đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái chết. (So sánh với hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp)
=> Vẻ đẹp của họ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa cái vĩ đại phi thường với cái giản dị đời thường.
+ Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật của bài thơ: nhan đề lạ, sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu và ngôn ngữ thơ rất đặc sắc, rất gần vời lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi; sự đối lập giữa cái không và cái có... để thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của những người lính.
+ Lời nhắn nhủ (Đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ mãi là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, sức mạnh và tinh thần chiến đấu của họ đã khẳng định một chân lí của thời đại: sức mạnh tinh thần có thể chiến thắng sức mạnh vật chất.
3. Tổng kết
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?