logo

Có ý kiến cho rằng: Truyện Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ.

270 điểm

vicky linh

Ngữ văn

Lớp 8

20đ

05:08:58 12-Aug-2021
Có ý kiến cho rằng: Truyện Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ. Song, ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm là ở chỗ nó đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc giữ gìn nhân cách trong những lúc “cùng đường”. Hãy làm rõ cách hiểu của mình về ý kiến trên.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

ngoclinh95

05:08:43 12-Aug-2021

Cảm nhận về giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm Lão Hạc bên cạnh giá trị hiện thực sâu sắc: Truyện Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ. Song, ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm là ở chỗ nó đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc giữ gìn nhân cách trong những lúc “cùng đường”. Yêu cầu về mặt kỹ năng: Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm có định hướng, gắn với vấn đề lý luận văn học với những yêu cầu cụ thể sau: - Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung hiện thực và nhân đạo, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnhngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng truyện và miêu tả nội tâm nhân vật…) trong tác phẩm. - Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển; không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả. Yêu cầu về kiến thức: a. Giới thiệu vấn đề nghị luận - Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc - Trích nhận định. b. Trình bày cách hiểu và chứng minh nhận định(8,0 điểm) * Giải thích luận điểm (1,0 điểm) - Ý kiến đề cập đến giá trị hiện thực của tác phẩm: thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ.,.’Ơ?’’’ - Đặc biệt nhấn mạnh giá trị nhân đạo độc đáo của tác phẩm: đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc giữ gìn nhân cách trong những lúc “cùng đường”. Từ đó, có thể thấy vị trí đặc biệt của tác phẩm trong số tất cả những tác phẩm viết về đề tài người nông dân của nhà văn Nam Cao: lão Hạc là người nông dân duy nhất không bị sa vào con đường lưu manh hóa. * Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Lão Hạc (6 điểm) - Tác phẩm đã tái hiện lại cuộc đời, số phận đau thương và phẩm chất cao quý của của Lão Hạc: + Phải sống trong cảnh nghèo khó cả đời, về già lại phải cô độc và chết một cách đau đớn, vật vã như một cách tự giải thoát cho mình. + Lão là hiện thân cho những đức tính thuần hậu, tốt đẹp của người nông dân Việt Nam: hiền lành, chăm lo cho con cái đến tận lúc chết, sống thủy chung… - Điều làm ám ảnh người đọc hơn là ở cách lão sống và chết, trở thành minh chứng cho việc giữ gìn nhân cách trong những lúc “đường cùng”: + Lão giàu lòng tự trọng, càng lúc túng quẫn thì lão lại càng cố giữ lòng tự trọng đó: mối quan hệ của lão với ông giáo. + Lão chết để bảo toàn nhân cách làm người: làm cha, làm con người. - Ý nghĩa của hình tượng nhân vật cũng như tác phẩm trong số những tác phẩm của Nam Cao nói riêng và giai đoạn văn học 1930 – 1945 nói chung. Cần liên hệ với những suy ngẫm của nhân vật ông giáo để cho thấy những gửi gắm của Nam Cao về vấn đề nhân cách con người ở tác phẩm và hình tượng nhân vật chính. * Đánh giá về thành công nghệ thuật của tác phẩm (1 điểm) - Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn. - Miêu tả nội tâm nhân vật sắc sảo, tinh tế. - Ngôn ngữ tự nhiên, ngòi bút kể chuyện khách quan mà thấm đượm chất suy tư. c. Khẳng định và mở rộng vấn đề nghị luận (1,0 điểm) - Khẳng định lại nhận định. - Mở rộng, liên hệ với những vấn đề phẩm chất người nông dân được thể hiện trong các tác phẩm cùng thời.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm