logo

Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh người cha trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao ( Ngữ văn 8 – Tập I ) đó được diễn tả một cách chân thực, sâu sắc.

154401 điểm

trần tiến

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

08:08:48 30-Aug-2021
Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh người cha trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao ( Ngữ văn 8 – Tập I ) đó được diễn tả một cách chân thực, sâu sắc. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trần Tiến

08:08:51 30-Aug-2021

Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh. - Nêu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh người cha trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cỏch chõn thực, sõu sắc. - Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu. Yêu cầu cụ thể: A. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật. Hình ảnh người cha trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực, sâu sắc. B. Phân tích, chứng minh: Học sinh có nhiều cách trình bày bài viết của mình, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: I. Khái quát chung về nhân vật lão Hạc: - Là nhân vật chính trong truyện. - Là người nông dân nghèo khổ trong thời kì trước cách mạng tháng Tám. - Có hoàn cảnh bất hạnh- bị dồn đến đường cùng phải tìm đến cái chết. - Có vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng, đặc biệt là người cha có tình yêu thương con tha thiết, cảm động. II. Chứng minh hình ảnh người cha ( Lão Hạc): a. Cảnh ngộ: - Phải sống xa con: vợ mất sớm, con phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình… -> Có nỗi khổ tâm: làm cha nhưng không được đoàn tụ cùng con, không được sống trong một gia đình bình thường, yên ổn, hạnh phúc. b. Lão Hạc là người cha có tình yêu thương con sâu sắc, cao đẹp. - Vì xa con, lão Hạc luôn thương nhớ con da diết: + Mọi câu chuyện đều xoay quanh, liên quan đến con. + Chăm sóc cậu Vàng ( Kỉ vật của con trai để lại) và xót xa, day dứt khi buộc phải bán nó. + Đếm từng ngày con đi, mong từng lá thư con. - Lão Hạc luôn day dứt, khổ tõm, ân hận với con: + Vì lão không đủ tiền cưới vợ cho con, con phải bỏ đi phu đồn điền cao su… -> Lão dằn vặt, đớn đau, giằng xé tâm can, chết cũng không yên vì nghĩ mình mắc nợ với con. - Lão sống vì con, chết cũng vì con: + Lão tính toán, trăn trở trước sự sống- cái chết. Nếu lão sống, lão sẽ phải bán dần mọi thứ để ăn vì lão không còn đủ sức làm thuê kiếm sống. + Lão âm thầm chuẩn bị cho mình cái chết ( bán chó, thu nhặt tiền để dành, gửi ông giáo tiền nhờ làm ma, gửi vườn cho ông giáo sau này trao cho con). -> Lão thà chết để giữ lại tài sản ( mảnh vườn cho con). Lão chọn cái chết đớn đau như sự tự trừng phạt.Tình yêu thương con của lão Hạc được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Đó là đức hy sinh cao cả của lão. Lão sẵn sàng hy sinh cả sự sống của mình cho tương lai, hạnh phúc của con. III. Đánh giá: - Tình cảm cha con là tình cảm bền vững, mang giá trị nhân bản sâu sắc. Đó là tình cảm cao đẹp của lão Hạc - của tất cả những người cha trong bất kì hoàn cảnh, thời đại nào cũng đều yêu thương con, hy sinh vì con. - Nam Cao rất thành công khi xây dựng nhân vật lão Hạc: miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, phức tạp …-> để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. C. Khẳng định vấn đề nghị luận - Khẳng định tình cảm cha con là đề tài truyền thống nhưng vẫn mới, vẫn hấp dẫn. - Suy ngẫm về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm