logo

Có ý kiến khẳng định: thiên nhiên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chiếm một vị trí danh dự.

70 điểm

alicechau

Ngữ văn 23424234

Lớp 9

20đ

02:08:44 12-Aug-2021
Có ý kiến khẳng định: thiên nhiên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chiếm một vị trí danh dự. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua các đoạn trích Truyện Kiều” đã học trong SGK NV9 tập 1.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

katethuy

02:08:56 12-Aug-2021

A. Yêu cầu về hình thức: - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ. - Phải huy động những hiểu biết về văn học, đời sống và các kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng bình luận, nhận xét, đánh giá của bản thân để làm bài. - Hệ thống luận điểm rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. B. Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể khai thác vấn đề, tổ chức sắp xếp luận điểm theo nhiều hướng, nhưng phải trên cơ sở hiểu đề, cần làm rõ các ý cơ bản sau: 1. MB: dẫn dắt, nêu vđ + đánh giá. 2. TB 2.1. Giải thích nhận định: - Thiên nhiên trong truyện Kiều luôn chiếm một vị trí danh dự: thiên nhiên xuất hiện nhiều trong tác phẩm, gắn với các biến cố, cảnh ngộ của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính…. - Thiên nhiên là đối tượng miêu tả: hiện lên chân thực, có hồn…thể hiện tình yêu cái đẹp của Nguyễn Du. - Thiên nhiên trong tác phẩm còn là phương tiện để tác giả gửi gắm cảm xúc, tâm trạng qua bút pháp tả cảnh ngụ tình… -> Khẳng định: ý kiến đúng đắn…thiên nhiên trong truyện Kiều chiếm một vị trí quan trọng, góp phần làm nên thành công cho kiệt tác của ND. 2.2. Phân tích, chứng minh. a. Khái quát. - Nếu “Kim Vân Kiều truyện” truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, thiên nhiên hầu như vắng bóng thì với TK, ND dành nhiều trang thơ miêu tả thiên nhiên (222 câu)- Tác giả không chỉ thể hiện tài năng bậc thầy trong xd nhân vật, miêu tả nội tâm, sd ngôn từ…mà còn điêu luyện trong ngòi bút miêu tả thiên nhiên đặc sắc. b. Luận điểm 1. b.1. Thiên nhiên trong TK, một thế giới tuyệt đẹp hiện lên qua ngòi bút của ND. - Bức tranh buổi sáng mùa xuân mới mẻ, trong trẻo, đầy sức sống. (HS dẫn thơ đoạn trích “Cảnh ngày xuân”) + Bút pháp gợi tả, điểm họa,lựa chọn từ ngữ tinh tế, biện pháp đảo ngữ.. - Khung cảnh chiều tà mang nét đẹp thanh dịu, nhẹ nhàng… ở 6 câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. (pt thơ) - Đó còn là bức tranh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng rợn ngợp trước lầu NB. (Chọn phân tích 4 câu thơ đầu) -> Ngòi bút ND tinh tế khi tả cảnh tn…Bằng tâm hồn nhạy cảm, ông luôn gợi được cái thần của cảnh với những nét đặc trưng riêng. -> yêu thiên nhiên tha thiết. b.2. thiên nhiên trong “Truyện Kiều” còn là nơi gửi gắm cảm xúc, tâm trạng, nỗi niểm nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Bức tranh chiều tan hội: cảnh đẹp nhưng gợi nỗi buồn man mác, bâng khuâng trong lòng người. - Thiên nhiên rợn ngợp, hoang vắng… tô đậm tâm trạng lẻ loi, cô đơn của nàng Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích….(Chọn một ý thơ phân tích) - Đặc biệt: Tám câu thơ cuối đoạn trích “kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh ngoại cảnh vừa là bức tranh tâm cảnh đầy xúc động. + Cảnh thiên nhiên nơi cửa bể chiều hôm mênh mông với con thuyền, cánh buồm thấp thoáng…-> ẩn dụ…gợi nỗi buồn nhớ nhà… + Hình ảnh ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác…-> ẩn dụ nỗi buồn thương cho thân phận vùi dập trước sóng gió cuộc đời của Thúy kiều. + Hình ảnh: gió cuốn mặt duềnh cùng tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi… -> nỗi buồn, lo sợ hãi hùng, dự cảm về tương lai đầy sóng gió…. (HS chọn phân tích, làm rõ các đặc sắc nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng từ láy, câu hỏi tu từ…) -> Thiên nhiên trong truyện Kiều chiếm một vị trí danh dự. Thiên nhiên cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi có mặt và luôn thấm đượm tình người…. c. Đánh giá khái quát. - NT: Một trong những sáng tạo của Nguyễn Du so với cốt truyện của Trung Quốc thể hiện ở nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: bút pháp gợi tả điểm họa, tả cảnh ngụ tình, lựa chọn từ ngữ tinh tế… - Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm, trở thành một nhân vật bên cạnh con người, hài hòa với nội tâm nhân vật - Thiên nhiên luôn có mặt, trở thành đối tượng góp phần thể hiện cảnh ngộ nhân vật 3. KB: - Khẳng định vấn đề - Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads