Chứng minh tình cảm yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua ba áng văn: "Chiếu dời đô"(Lý Công Uẩn); "Hịch tướng sĩ" ( Trần Quốc Tuấn) và " Nước Đại Việt ta" ( Trích "Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi).
Chứng minh tình cảm yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua ba áng văn: "Chiếu dời đô"(Lý Công Uẩn); "Hịch tướng sĩ" ( Trần Quốc Tuấn) và " Nước Đại Việt ta" ( Trích "Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi).
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
trần tiến
05:09:42 24-Sep-2021
Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề: Tự nhiên, khéo léo, hơp lí.
- Nêu vấn đề: Sáng, rõ, đúng bản chất của bài văn nghị luận.
Thân bài:
Tình cảm yêu nước được thể hiện qua các ý sau:
* Qua ba áng văn chúng ta cảm nhận được tấm lòng của những người luôn lo lắng, nghĩ suy cho dân, cho nước.
+ Vừa lên ngôi, ý Thái Tổ đã nghĩ đến việc dời đô, chọn một vùng đất mới để xây kinh đô nhằm làm cho nước cường, dân thịnh.
+ Trần Quốc Tuấn lo lắng, căm giận, đau xót trước cảnh đất nước bị xỉ nhục...
+ Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lý tưởng mà ông tôn thờ: “ Việc nhân nghĩa ... trừ bạo.”
* Tình cảm yêu nước được phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường.
+ Trong “ Chiếu dời đô” thể hiện nguyện vọng xây dựng đất nước phồn thịnh với sự trị vì của các đế vương muôn đời - quyết tâm dời đô…
+ “Hịch tướng sĩ ” biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, sẵn sàng xả thân vì nước…
+ “ Nước Đại Việt ta”, khát vọng ấy đã trở thành chân lý độc lập…
* Càng yêu nước càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình.
+ Nhà Lý tuy mới thành lập nhưng vững tin ở thế và lực của đất nước, định đô ở vùng đất “ Rộng mà bằng, cao mà thoáng”...
+ Hưng Đạo Vương khẳng định với tướng sĩ có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt…
+ Nguyễn Trãi tự hào về đất nước có nền văn hiến, có truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, có anh hùng hào kiệt.
Kết bài:
- Khẳng định khái quát lại vấn đề.
- Suy nghĩ riêng của bản thân.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?