logo

Cho đoạn văn: Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bồi hồi, xốn xang,….

154401 điểm

trần tiến

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

11:08:45 30-Aug-2021
Cho đoạn văn: Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bồi hồi, xốn xang,…. Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng. (Vũ Tú Nam) a. Tìm các từ láy trong đoạn văn
b. Phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy đó.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trần Tiến

11:08:08 30-Aug-2021

Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn: - Bằng việc sử dụng hàng loạt từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc… đoạn văn mang đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ thú vị về mưa xuân. Đó không còn là những hạt mưa đơn thuần mà là cả một sự bâng khuâng gieo hạt - gieo sự sống. Mỗi hạt mưa xuân bé nhỏ ấy mang hơi thở ấm áp của mùa xuân phả vào không gian trời đất làm ấm nồng đất đai, làm cây cối tốt tươi. - Có phải vì thế mà mặt đất hồi sinh giống như người con gái đang ―phập phồng chờ đợi ―bồi hồi, xốn xang vì nhớ, vì yêu nay được thỏa lòng mong ước? trong màn mưa xuân giăng mắc, hóa xoan tim tím rải đẩy thảm cỏ non như đang rắc nhớ nhung, nỗi nhớ mùa xuân xinh đẹp, nỗi nhớ của tình yêu chung thủy. Mưa xuân về cũng là dịp hoa trẩu trắng nở khắp vùng đất đỏ, màu trắng ấy ―lấm tấm nổi bật trên nền đất phì nhiêu…. - Quả thật, mưa xuân được nhà văn Vũ Tú Nam cảm nhận hết sức tinh tế: mưa xuân nhẹ, mỏng đáng yêu và dạt dào sức sống - sức sống tươi non, rạo rực, sức sống mùa xuân. Qua đó bạn đọc thấy được cách dùng từ chính xác, sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc, tâm hồn yêu cái đẹp, yêu mùa xuân của nhà văn Vũ Tú Nam

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm