logo

Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya.

2135 điểm

Đặng Ngọc Anh

Ngữ văn

Lớp 7

10đ

10:08:00 15-Aug-2021
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (3)

Emtatua

02:01:27 03-Jan-2022

Các biện pháp tu từ: - Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ - So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh ⇒Tác dụng: - Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm. - Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước. - So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi. - So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

5

Đm toploigiai

08:12:05 10-Dec-2021

ĐÉO LÀM MÀ ĐÒI CÓ ĂN THÌ ĂN ĐB NHÁ, ĂN CỨT. THẾ CHO NHANH

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

1

Trang Trần

10:08:24 15-Aug-2021

So sánh: • Tiếng suối trong như tiếng hát xa • Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Điệp ngữ: • Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. • Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, • Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Tác dụng: (gợi ý) • So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gũi hơn, thân mật với con người hơn. Âm thanh trong trẻo, tô đậm thêm sự thanh vắng của đêm khuya. • Hai từ "lồng" được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo • Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. Từ "chưa ngủ" được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

5

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm