câu. 21. Mưa vào mùa thu đông là nét tiêu biểu của khí hậu vùng nào?
A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
câu. 22. Địa điểm nào sau đây được coi là một “biệt lệ” của khí hậu Việt Nam?
A. Nha Trang. B. Sa Pa.
C. Đà Lạt. D.Lào Cai.
câu. 23. Trong các vùng sau đây, vùng nào ít chịu ảnh hưởng của bão nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
câu. 24. Tính chất thất thường của khí hậu nước ta là do
A. địa hình phức tạp.
B. sự hoạt động của các khối khí.
C. hướng địa hình.
D. lãnh thổ kéo dài.
câu. 25. Về đầu mùa hạ ở nước ta, vùng nào có độ ẩm hạ xuống thấp nhất?
A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Tây Bắc.
C. Tây nguyên. D. Bắc Trung Bộ.
câu. 26. Gió Tây khô nóng thổi tới Bắc Trung Bộ vào các tháng đầu mùa hạ xuất phát từ khu vực
A. nam bán cầu. B. nam Biển Đông.
C. áp cao vịnh Bengan. D. cao áp Xibia.
câu. 27. Nguyên nhân dẫn đến vùng cực Nam Trung Bộ có lượng mưa vào loại thấp nhất cả nước là
A. nằm ở vùng khuất gió.
B. địa hình song song với hướng gió.
C. do sự hoạt động của gió Lào.
D. sự hoạt động của gió Tín phong.
câu. 28. Dãy núi nào trở thành bức chắn làm cho về mùa đông khu vực Bình Trị-Thiên bớt lạnh?
A. Dãy Bạch Mã. B. Dãy Hoành Sơn.
C. Dãy Con Voi. D. Dãy Hoàng Liên Sơn.
câu. 29. Ở miền nam, vùng có khí hậu phân hóa rõ rệt theo chiều cao là
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải nam Trung Bộ.
câu. 30. Các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta chủ yếu xuất phát từ
A. Biển Đông. B. phía Tây Thái Bình Dương.
C. vịnh Bengan. D. biển Hoa Trung.
câu. 31. Khó khăn lớn nhất của khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. Mùa khô kéo dài. B. bão hoạt động mạnh.
C. gió Tây Nam khô nóng. D. mưa lớn kéo dài.
câu. 32. Các kiểu thời tiết đặc biệt như “sương muối”, “sương giá” về mùa đông thường xảy ra ở vùng
A. thung lũng. B. đỉnh núi.
C. đồng bằng. D. ven biển.
câu. 33. Nhân tố có vai trò quyết định làm cho khí hậu nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á và Bắc Phi là
A. vai trò của Biển Đông.
B. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
C. nước ta nằm trong châu Á gió mùa.
D. lãnh thổ kéo dài.
câu. 34. Khu vực phía Nam tỉnh Thừa Thiên- Huế có lượng mưa rất lớn vì
A. chịu sự thống trị của gió Tín Phong.
B. gió Tây Nam hoạt động mạnh.
C. địa hình vuông góc với hướng gió từ biển thổi vào.
D. địa hình song song với gió.
câu. 35. Vào cuối mùa hạ, hướng gió chủ yếu thổi vào vùng đồng bằng sông Hồng là hướng
A. Đông Nam. B. Tây Nam.
C. Đông Bắc. D. Tây Bắc.
câu. 36. Trong các vùng sau, vùng nào có tổng số giờ nắng trong năm lớn nhất?
A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Cực Nam Trung Bộ.
câu. 37. Nguyên nhân cơ bản khiến cho nhiệt độ trung bình năm giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có sự chênh lệch lớn là
A. hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
B. cách xa về toạ độ địa lí.
C. góc chiếu sáng khác nhau.
D. gió Tây Nam khô nóng.
câu. 38. Tại sao ở nước ta, gió Tín phong thường hoạt động yếu?
A. Do toạ độ địa lí. B. Do góc chiếu sáng lớn.
C. Do bị gió mùa lấn át. D. Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
câu. 39. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do
A. nằm trong vùng châu Á gió mùa.
B. lãnh thổ kéo dài.
C. địa hình đa dạng.
D. toạ độ địa lí.
câu. 40. Mưa phùn ở vùng đồng bằng sông Hồng thường diễn ra vào
A. đầu mùa đông. B. nửa sau mùa đông.
C. cuối mùa thu. D. cuối mùa hạ.
câu. 41. Gió mùa mùa đông ở miền Nam thực chất là gió gì?
A. Tín phong. B. Tây Nam.
C. Gió mùa cực đới. D. Cả A và C.
câu. 42. Gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt Nam xuất phát từ
A. áp cao vịnh Bengan.
B. áp cao chí tuyến Bắc bán cầu.
C. áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.
D. phía đông Thái Bình Dương.
câu. 43. Ở nước ta những vùng có lượng mưa cao nhất thường phân bố ở
A. vùng khuất gió. B. sườn núi cao và đón gió biển.
C. vùng đồng bằng. D. đỉnh núi cao trên 2.500m.
câu. 44. Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về khí hậu
giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. toạ độ địa lí khác nhau. B. góc chiếu sáng của Mặt Trời.
C. dãy Trường Sơn Nam. D. gió mùa đông Bắc.
câu. 45. Cây chè phát triển tốt ở cả Tây Bắc và Tây Nguyên là nhờ hai vùng này có sự giống nhau về
A. mùa đông rất lạnh.
B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. nền địa hình cao.
D. mùa khô kéo dài.
câu. 46. Khí hậu nhiệt đới khô nóng ở cực Nam Trung Bộ rất thích hợp với việc phát triển của cây
A. bông. B. mía. C. đậu tương. D. ca cao.
câu. 47. Mùa mưa chính bắt đầu từ tháng VIII là nét đặc trưng về khí hậu của vùng
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
câu. 48. Đặc tính cơ bản của khối khí đầu mùa đông khi thổi đến nước ta là
A. lạnh ẩm. B. nóng ẩm.
C. nóng khô. D. lạnh khô.
câu. 49. Đỉnh Phan-xi-păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có kiểu khí hậu là
A. nhiệt đới. B. á nhiệt đới trên núi.
C. ôn đới núi cao. D. cực đới.
câu. 50. Cơ sở quan trọng nhất để phân chia khí hậu Việt Nam ra làm hai miền là
A. dựa vào nhiệt độ. B. dựa vào lượng mưa.
C. dựa vào độ ẩm. D. dựa vào độ cao địa hình.
câu. 51. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, độ dốc lớn ở nước ta tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển ngành kinh tế nào?
A. đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
B. công nghiệp năng lượng.
C. giao thông vận tải.
D. du lịch sông nước.
câu. 52. Mạng lưới sông ngòi ở vùng nào của nước ta có khả năng phát triển giao thông đường sông thuận lợi nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
câu. 53. Mạng lưới sông ngòi ở miền nào của nước ta có giá trị thuỷ điện lớn nhất
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
câu. 54. Ở nước ta, lũ quét xảy ra nghiêm trọng nhất ở vùng
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.
câu. 55. Khó khăn lớn nhất của sông ngòi nước ta là
A. chế độ nước phân hoá theo mùa. B. ngắn và dốc.
C. bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ. D. ít phù xa.
câu. 56. Hướng của dòng chảy sông ngòi nước ta do nhân tố nào quyết định?
A. Chế độ mưa. B. Địa hình.
C. Khí hậu. D. Hình dáng lãnh thổ.
câu. 57. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sông ngòi nước ta có thuỷ chế theo mùa là
A. lượng mưa lớn. B. mưa theo mùa.
C. địa hình dốc. D. tài nguyên rừng cạn kiệt.
câu. 58. Tính chất thất thường về chế độ nước của sông ngòi Việt Nam là do
A. diễn biến thất thường của chế độ nhiệt.
B. sự thất thường trong chế độ mưa.
C. chủ yếu là sông ngắn và dốc.
D. nguồn nước ngầm hạn chế.
câu. 59. Nguyên nhân cơ bản khiến cho quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam?
A. Do nước ta có nhiều đồng bằng.
B. Do mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Do đá mẹ chứa nhiều sắt, nhôm.
câu. 60. Quá trình hình thành đá ong diễn ra mạnh mẽ ở một số vùng của nước ta chủ yếu do
A. mất lớp phủ thực vật. B. sông ngòi dày đặc.
C. bốc hơi mạnh. D. do địa hình có độ dốc lớn
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?