câu. 1 : Sống trong đời sống Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi! … (Trịnh Công Sơn, Để gió cuốn đi) Từ ý tưởng trong lời bài hát Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. câu. 2: “ Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lỳ và trong sáng như trước”. ( Theo A.L. Ghéc- xen, NXB Văn hóa- thông tin, Hà Nội, 1997) Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong văn bản trên.
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (2)
Namcutephomaique25102010
03:01:47 17-Jan-2022
Câu 1: Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa câu nói của Trịnh Công Sơn "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng".
Thân bài: 2điểm
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Trước hết, nhạc sĩ khẳng định “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”
+ “Tấm lòng” đó là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người.
+ Nhạc sĩ đặt câu hỏi “Để làm gì, em biết không ?” rồi trả lời “Để gió cuốn đi”. Cách diễn đạt hình ảnh này nhằm để nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp, gió sẽ mang những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
=> Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi người cần phải có một tấm lòng không phải để mong được người khác ghi nhận, không phải để mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân mình, … mà để “gió cuốn đi”. Cuộc sống như vậy mới thanh thản và bình yên.
2. Bàn luận về tấm lòng của con người trong cuộc sống:
a) Từ cách giải thích ở trên, ta thấy câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến cho ta bao điều hay, ý đẹp:
– “Tấm lòng” trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ : trong cuộc sống, khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia sớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy sẽ vơi đi. Khi con người ta biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh.
– “Tấm lòng” trong cuộc sống để tha thứ và khoan dung: Đây chính là thái độ sống rộng lượng với người khác nhấtlàvớinhữngngườigâyrađaukhổchomình đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sống mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiến tranh. Chúng ta cần chung sức vì một nền hoà bình từ chính mỗi người.
– “Tấm lòng” của con người chính là sự dũng cảm cũng chính là đức hi sinh của con người. Đó chính là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình: Dũng cảm là dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách, dám đối diện. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Dám tin vào những điều tốt đẹp khiến con người có thể làm được nhiều điều.
b) Từ việc phân tích ở trên ta cần phê phán những kẻ sống thiếu “tấm lòng”:
– Sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.
– Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Về nhận thức ta thấy: đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.
– Về hành động ta cần: Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa, làm việc tốt mỗi ngày; phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội.
Kết bài:
- Tóm lại, những ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã giúp ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị của “tấm lòng” trong cuộc đời. Mỗi con người sống trong xã hội, trong một cộng đồng chúng ta cần kết nối những tấm lòng ấy lại với nhau. Có như vậy xã hội mới thoát ra khỏi căn bệnh vô cảm
Câu 2
- Về phương diện hình thức: 0.5điểm
* Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.
* Văn phong mạch lạc, liên kết.
* Bài viết không sai chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Về phương diện nội dung 2.5điểm
1/ Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
a/ Giải thích nội dung văn bản:
- Con người không được sống cho riêng mình
- Con người cần phải được rèn luyện và thử thách
- Và dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ được những phẩm chất tốt đẹp
=> Ý nghĩa khái quát của văn bản. b/ Chứng minh:
- Con người cần biết quan tâm, chia sẻ với mọi điều xung quanh.
- Vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
- …
HScầnđưadẫnchứng c/ Bình luận
- Phê phán: những người sống ích kỉ, thiếu quan tâm, chia sẻ với mọi người …
- Phương hướng hành động:
+ Sống yêu thương, quan tâm lẫn nhau.
…..
III/ Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của văn bản.
Lưu ý:
* Mức tối đa: đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa: có chỗ sai, thiếu hoặc chưa hay.
* Mức không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.
* Không có dẫn chứng trừ 0.5 điểm.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0
NgọcDiep
01:12:07 19-Dec-2021
Câu 1: Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa câu nói của Trịnh Công Sơn "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng".
Thân bài: (2 điểm)
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Trước hết, nhạc sĩ khẳng định “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”
+ “Tấm lòng” đó là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người.
+ Nhạc sĩ đặt câu hỏi “Để làm gì, em biết không ?” rồi trả lời “Để gió cuốn đi”. Cách diễn đạt hình ảnh này nhằm để nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp, gió sẽ mang những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
=> Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi người cần phải có một tấm lòng không phải để mong được người khác ghi nhận, không phải để mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân mình, … mà để “gió cuốn đi”. Cuộc sống như vậy mới thanh thản và bình yên.
2. Bàn luận về tấm lòng của con người trong cuộc sống:
a) Từ cách giải thích ở trên, ta thấy câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến cho ta bao điều hay, ý đẹp:
– “Tấm lòng” trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ : trong cuộc sống, khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia sớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy sẽ vơi đi. Khi con người ta biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh.
– “Tấm lòng” trong cuộc sống để tha thứ và khoan dung: Đây chính là thái độ sống rộng lượng với người khác (nhất là với những người gây ra đau khổ cho mình) đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sống mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiến tranh. Chúng ta cần chung sức vì một nền hoà bình từ chính mỗi người.
– “Tấm lòng” của con người chính là sự dũng cảm cũng chính là đức hi sinh của con người. Đó chính là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình: Dũng cảm là dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách, dám đối diện. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Dám tin vào những điều tốt đẹp khiến con người có thể làm được nhiều điều.
b) Từ việc phân tích ở trên ta cần phê phán những kẻ sống thiếu “tấm lòng”:
– Sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.
– Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Về nhận thức ta thấy: đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.
– Về hành động ta cần: Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa, làm việc tốt mỗi ngày; phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội.
Kết bài:
- Tóm lại, những ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã giúp ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị của “tấm lòng” trong cuộc đời. Mỗi con người sống trong xã hội, trong một cộng đồng chúng ta cần kết nối những tấm lòng ấy lại với nhau. Có như vậy xã hội mới thoát ra khỏi căn bệnh vô cảm
Câu 2
- Về phương diện hình thức: (0.5 điểm)
* Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.
* Văn phong mạch lạc, liên kết.
* Bài viết không sai chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Về phương diện nội dung (2.5 điểm)
1/ Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
a/ Giải thích nội dung văn bản:
- Con người không được sống cho riêng mình
- Con người cần phải được rèn luyện và thử thách
- Và dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ được những phẩm chất tốt đẹp
=> Ý nghĩa khái quát của văn bản. b/ Chứng minh:
- Con người cần biết quan tâm, chia sẻ với mọi điều xung quanh.
- Vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
- …
( HS cần đưa dẫn chứng ) c/ Bình luận
- Phê phán: những người sống ích kỉ, thiếu quan tâm, chia sẻ với mọi người …
- Phương hướng hành động:
+ Sống yêu thương, quan tâm lẫn nhau.
…..
III/ Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của văn bản.
Lưu ý:
* Mức tối đa: đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa: có chỗ sai, thiếu hoặc chưa hay.
* Mức không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.
* Không có dẫn chứng trừ 0.5 điểm.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?