logo

Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: * Chỉ ra phép liên kết câu có trong 2 đoạn 2 của văn bản trên?

30 điểm

con cạc

Ngữ văn

Lớp 10

50đ

01:12:40 19-Dec-2021


câu. 1: Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: * Chỉ ra phép liên kết
câu. có trong 2 đoạn 2 của văn bản trên? • Theo văn bản 1, trẻ em ở Nhật phải làm gì để tạo cho mình tính tự lập? • Tại sao tác giả lại cho rằng “Tính tự lập của con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu như bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết cỡ cho làm mọi việc” như văn bản 2 đã đề cập? • Qua hai văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Trả lời khoảng 3-5 dòng)
câu. 2: Nói về điểm tựa trong cuộc sống, có ba bạn nêu quan điểmsau: - Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về một trong ba sự lựa chọn ấy.
câu. 3: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ gợi ra từ hai bức hình sau đây.

Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NgọcDiep

01:12:41 19-Dec-2021

Câu 1: a. Phép liên kết câu có trong đoạn 2 của văn bản 1: - Phép lặp: Trẻ em Nhật, các em - Phép thế: Tất cả những việc đấy – tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ… Các em – trẻ em Nhật b. Theo văn bản 1, trẻ em ở Nhật tạo cho mình tính tự lập bằng cách: tự làm những việc cá nhân của mình: tự mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình. c. Tác giả cho rằng “Tính tự lập của con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu như bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết cỡ cho làm mọi việc” vì khi bố mẹ làm như thế, đứa trẻ sẽ tạo cho mình thói quen tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Sự quan tâm và định hướng của bố mẹ sẽ giúp đứa trẻ có thêm động lực tinh thần và tự tin hơn trong cuộc sống. d. Qua hai văn bản trên, em rút ra bài học cho bản thân: - Mỗi người phải tập hình thành cho mình thói quen tự lập, không dựa dẫm vào người khác. - Cha mẹ cần tạo điều kiện để con trẻ hình thành tính tự lập ngay từ nhỏ… Câu 2: Các phần triển khai Các vấn đề tương ứng Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 Giải thích Bạn A coi gia đình là điểm tựa quan trọng nhất đối với mỗi người. Bạn B coi trọng môi trường học đường khi nghĩ thầy cô và bạn bè chính là điểm tựa quan trọng Bạn C khằng định chính bản thân mình mới là chỗ dựa vững chắc và đúng đắn nhất của mỗi người. Bàn luận - Tình cảm thân thương ruột thịt, sự che chở, nâng đỡ lẫn nhau cho từng thành viên là điều luôn hiện hữu trong mỗi gia đình. Cha mẹ luôn ở bên con cái dẫu khi bé thơ đến lúc trưởng thành, động viên chúng ta vững bước trên đường đời và khi có bất kỳ khó khăn gì, ta cũng về với gia đình đầu tiên. - Nụ cười, nét mặt, sự chăm sóc, lời động viên của người thân luôn là chỗ dựa vững chắc cho chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách. - Chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi xung quanh ta còn thầy cô luôn dìu dắt, chăm sóc từng ngày, quanh ta vẫn còn bạn bè chia sẻ niềm vui trong học tập, đời sống. - Những gì ta khó ngỏ lời cùng cha mẹ, khó cùng cha mẹ trò chuyện, có thể trao đổi với thầy cô, bè bạn. Một môi trường học đường thân thiện, tích cực luôn là một không gian lý tưởng cho học sinh phát triển. - Đây cũng là quan điểm dễ đạt được nhiều đồng - Dẫu cần tìm cho mình một chỗ dựa nhưng quan trọng vẫn chính là bản thân chúng ta. Nếu chúng ta tự tin, có năng lực, biết tận dụng tốt nhất những gì mình có thì việc khó nhất cũng có thể vượt qua, từ đó đi lên, thành công trong cuộc sống. - Hơn ai hết, chúng ta cần hiểu rằng nghị lực tự thân, sự cố gắng và bản lĩnh của bản thân mới là chỗ dựa quan trọng nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhất là trong tình huống không có gia đình, thầy cô, bạn bè bên cạnh. - Dù quan điểm này rất - Đồng tình với quan điểm này, chúng ta càng cần phải lên án những người muốn thoát ly khỏi gia đình, phủ nhận giá trị của tình cảm gia đình. thuận. Từ đó, chúng ta cần phê phán những học sinh bất hợp tác với thầy cô, tự cô lập với tập thể lớp học. đáng ủng hộ, tuy nhiên, cũng không thể tuyệt đối hóa vai trò của bản thân mà phủ nhận giá trị của những điểm tựa khách quan. Bài học nhận thức và hành động (Rút ra chung cho cả ba vấn đề) - Trong cuộc sống, chúng ta rất cần nơi dựa, nhưng đừng ỷ lại, dựa dẫm vào đấy quá nhiều. Cần lên án, phê phán những kẻ sức dài vai rộng nhưng vẫn sống bám, những kẻ không chịu làm gì vì ỷ lại vào người khác. - Nên nhớ rằng chỗ dựa chỉ hỗ trợ cho ta bước qua khó khăn chứ không thể làm thay ta mọi việc, hãy hiểu điểm tựa theo ý nghĩa tích cực nhất của nó. Câu 3: _Mức tối đa: (2,5->3,0 đ) Yêu cầu về hình thức: viết đúng hình thức một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) Đoạn văn gồm 3 phần: Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay Phát triển đoạn: bàn về vấn đề. Nêu được các lập luận, dẫn chứng làm sáng tỏ được vấn đề: + Giới trẻ có ý thức sử dụng mạng xã hội cho việc học tập. + Số bạn trẻ khác không có ý thức sử dụng mạng xã hội cho việc học tập, mà xem đó là một phương tiện để vui chơi vô bổ, phí thời gian, tuổi trẻ, ...và nhiều việc khác làm ảnh hưởng đến học tập, tương lai,.... Kết thúc đoạn: kết thúc vấn đề, khẳng định lại ý thức sử dụng mạng xã hội thật bổ ích Yêu cầu về nội dung: viết đúng chủ đề muc đích sử dung mạng xã hội của giới trẻ hiện nay Một số gợi ý: -Công nghệ thông tin phát triển, các thiết bị điện tử phục vụ đời sống con người trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí qua mạng xã hội -Thực trạng trong việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay: Bên cạnh một số các bạn trẻ ý thức sử dụng mạng xã hội để nâng cao hiểu biết, mở mang kiến thức thì vẫn còn nhiều bạn trẻ không ý thức khi dùng mạng xã hội đã trở thành nỗi lo lớn nhất của các bậc phụ huynh, nhà ttrường, xã hội. -Nêu những lợi ích nếu giới trẻ ý thức trong việc sử dụng mạng xã hội, xem đó là một môi trường học tập tốt trong những hoàn cảnh bị giới hạn về không gian, vì dịch bệnh, không thể đến trường học trực tiếp. (dẫn chứng việc học online trong mùa dịch bệnh CoVid 19) -Nêu những tác hại nếu giới trẻ không ý thức trong việc sử dụng mạng xã hội, xem đó là một phương tiện để vui chơi vô bổ, phí thời gian, tuổi trẻ, ...và nhiều việc khác làm ảnh hưởng đến học tập, tương lai,.... (dẫn chứng nhà trường tổ chức học online trong mùa dịch bệnh CoVid 19 mà không học, tham gia bình luận tiêu cực về dịch bệnh, ) Tạo sự xa cách về tình cảm, (dẫn chứng) -Phê phán việc lạm dụng mạng xã hội với ý đồ xấu,... -Liên hệ bản thân -Nhắc nhở mọi người ý thức và biết khai thác mặt lợi ích của mạng xã hội, học qua mạng xã hội. _Mức tối đa: (2,5->3.0 đ) HS viết được đoạn văn nghị luận xã hội tập trung làm nổi bật vấn đề được đặt ra, có bày tỏ được ý kiến của cá nhân về vấn đề, lời văn lưu loát, diễn đạt trau chuốt. Có dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp. _Mức chưa tối đa: (1,5->2,0đ) HS viết được văn bản nghị luận xã hôi có bố cục, luận điểm, luận cứ chưa rõ ràng, chưa bày tỏ được ý kiến của cá nhân về vấn đề, lời văn chưa lưu loát, diễn đạt chưa trau chuốt. _ Không đạt (0đ->1,0 đ): HS không làm bài hoặc lạc đề.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm