Cảm nhận về bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Cảm nhận về bài ca dao
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
NguyenHieu
11:02:17 18-Feb-2022
a.Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c.Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
1.Mở bài: Bài ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu ở kinh thành Thăng Long.
2.Thân bài:
Câu 1. Hình ảnh: Gió đưa cành trúc la đà là nét chấm phá đơn sơ nhưng sinh động. Cái động của cành trúc làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của mặt hồ.
Câu 2. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương: các âm thanh hoà quyện vào nhau (tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy sáng) gợi liên tưởng về một cuộc sống bình yên.
Câu 3. Mịt mù khói toả ngàn sương dặc tả vẻ huyền ảo, thơ mông của Hổ Tây. Sương phủ dày đặc trên mặt nước như khói toả khiến cảnh hồ giống như trong cõi mộng hoặc cõi thần tiên, đem đến cho con người cảm giác lâng lâng thoát tục.
Câu 4. Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ là hình ảnh cuộc sống lao động hiện ra thấp thoáng qua tiếng chày giã dó làm giấy của dân làng Yên Thái. Tiếng chày nhịp nhàng, cần mẫn là một trong những âm thanh quen thuộc gắn liền với khung cảnh Hồ Tây mỗi sớm mai.
+ Mặt trời lên, mặt Hồ Tây như một tấm gương khổng lổ sáng long lanh, đẹp vô cùng!
3. Kết bài:
- Chỉ qua bốn câu ca dao, người xưa đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên Hổ Tây tuyệt đẹp, làm rung động lòng người.
- Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là niềm tự hào của người dân Thăng Long ngàn năm văn vật.
d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?