Cảm nhận của em về vẻ nên thơ ở chốn Sa Pa lặng lẽ sau khi đọc áng văn xuôi Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.(SGK Ngữ văn 9-Tập 1)
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
Trần Tiến
03:08:50 22-Aug-2021
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Từ những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện mà nêu lên vấn đề phải phân tích: chất thơ trong áng văn xuôi này.
2.Thân bài:
a.Thiên nhiên Sa Pa nên thơ: Thể hiện ở ngôn ngữ miêu tả và sự rung động của nhà văn biểu hiện qua rungđộng của các nhân vật nhất là nhân vật hoạ sĩ:
- Thiên nhiên SaPa vốn sẵn vẻ thơ mộng.
- Cái đẹp ấy được tái hiện trong truyện bằng một thứ ngôn ngữ tạo hình, giàu chất thơ (rừng đào, đàn bò, nắng, mây, rừng cây…)
- Qua sự rung cảm của một tâm hồn tinh tế (mọi người nín bật, cảm thấy rực rỡ theo, hừng hực như bó đuốc…)
b.Cuộc sống con người ở chốn SaPa cũng rất nên thơ:
- Chất thơ trong thái độ đối với công việc, yêu công vịệc đến say đắm, giàu ước mơ (vươn tới những thành tích mới, thành tựu cao hơn…)
- Chất thơ trong tâm hồn các nhân vật: Biết say mê trong công việc nhìn bề ngoài có vẻ tẻ nhạt, say mê cuộc sống có vẻ âm thầm lẻ loi (nhạy cảm là tư chất quý của hoạ sĩ giúp họ phát hiện vẻ đẹp bất ngờ trong cái bình dị, cảm xúc trong sáng của anh thanh niên)
- Họ cùng tự làm cho cuộc sống nên thơ ( hoa tết nở giữa mùa hè, căn nhà xinh xắn như một vần thơ…)
- Chất thơ trong cách cư xử tế nhị nhẹ nhàng mà sâu lắng ( cuộc chia tay của anh thanh niên với cô kỹ sư trẻ)
c.Vẻ nên thơ còn toát ra từ cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật:
- Mỗi chi tiết của cuộc gặp gỡ đều rất nhẹ nhàng nên thơ.
- Những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở trong hoạ sĩ và cô kỹ sư được miêu tả cũng lặng lẽ mà thấm thía.
3. Kết bài:
Khẳng định yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện là chất trữ tình. Nó tô đậm thêm ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện về những con người sống và làm việc trong im lặng mà không cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?