logo

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn 23424234

Lớp 12

50đ

12:03:51 15-Mar-2022
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

12:03:46 15-Mar-2022

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ trên. Từ đó hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Từ đó rút ra nhận xét. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng (0,25 điểm), bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ (0,25 điểm) - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)… * Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến: - Ngoại hình: được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực. + Không mọc tóc, quân xanh màu lá: hiện thực khốc liệt của chiến tranh… + Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến, cách nói rất chủ động, ngang tàng: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính vẫn toát lên vẻ oai phong, dữ dằn. - Sức mạnh nội tâm: + Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường + Dữ oai hùm: khí phách, tinh thần của đoàn quân mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm. + Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu. → Thủ pháp đối lập khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng. - Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ: + Dáng kiều thơm: gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời + Chất hào hoa lãng mạn của người lính ra đi từ đất Hà thành -> Vẻ đẹp riêng, độc đáo mới lạ về hình tượng người lính. - Lí tưởng, khát vọng cao cả: + Rải rác nơi biên cương là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ ảm đạm và thê lương. + Từ Hán Việt biên cương, viễn xứ: mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính + Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng vì tình yêu Tổ quốc nên “chẳng tiếc đời xanh” -> quyết liệt, dứt khoát như một lời thề. - Sự hi sinh của họ: + Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. + Áo bào thay chiếu anh về đất: làm sang trọng đời lính. + Về đất là cách nói giảm nói tránh: giảm đi tính chất bi thương của những mất mát. Sự thanh thản của những người anh hùng sau khi đã làm tròn nhiệm vụ + Sông Mã gầm lên khúc độc hành: dữ dội, hào hùng, thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng. * Nghệ thuật: + Kết hợp bút pháp lãng mạn và tả thực. + Khai thác triệt để thủ pháp đối lập tương phản: Hiện thực chiến đấu gian khổ thiếu thốn, bệnh tật > < ý chí kiên cường, tâm hồn lạc quan. + Hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm và sống động, ấn tượng. + Ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình, từ Hán Việt: cổ kính, trang trọng. + Giọng điệu bi tráng, trầm hùng phù hợp với hình tượng, cảm xúc thơ. * Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng - Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi, không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh ( khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật…); không né tránh cái chết.  Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng. - Bút pháp lãng mạn: + Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó quê hương, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính + Tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng. + Tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: Hiện thực, thiếu thốn, bệnh tật, hi sinh > < sức mạnh dữ dội , lẫm liệt và lý tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng. + Bút pháp lý tưởng hóa hình tượng.  Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp của người lính chống Pháp. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads