logo

Cảm hứng nhân đạo là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, dạt dào trong nhiều áng thơ văn của Nguyễn Du, Nguyễn Dữ.

lylylinh

Ngữ văn 23424234

Lớp 9

30đ

01:08:09 12-Aug-2021
Cảm hứng nhân đạo là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, dạt dào trong nhiều áng thơ văn của Nguyễn Du, Nguyễn Dữ. Em hãy làm rõ cảm hứng nhân đạo qua Truyện Kiều và Truyền kì mạn lục (cụ thể qua Chuyện người con gái Nam Xương).
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

janeha

01:08:13 12-Aug-2021

1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn học, cụ thể là biết xác định, so sánh, phân tích, giải thích, chứng minh và tổng hợp nhằm nêu bật vấn đề trọng tâm. Không sa vào phân tích đơn thuần hai tác phẩm một cách lan man, dàn trải, xa đề. - Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, thể hiện suy nghĩ riêng của bản thân; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục), Truyện Kiều. Bài viết có thể được trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm: Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục, đặc biệt là Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Du với Truyện Kiều; Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Nêu cách hiểu vể cảm hứng nhân đạo, biểu hiện cụ thể của cảm hứng nhân đạo: + Cảm hứng nhân đạo là tình cảm hướng tới con người, yêu thương và bảo vệ quyền làm người. + Biểu hiện của thể: * Căm giận, lên án thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống của con người; * Cảm thông sâu sắc với những số phận bị vùi dập đau khổ, bất hạnh; * Ca ngợi, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người; * Nói lên ước mơ, khát vọng về quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người. - Cảm hứng nhân đạo thể hiện qua sáng tác của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du: 1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) + Nguyễn Dữ ca ngợi vẻ đẹp, phẩm hạnh của người phụ nữ, cụ thể là ca ngợi Vũ Nương đức hạnh, thủy chung, đảm đang, tiết nghĩa (hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu con); + Ông trân trọng khát vọng của người phụ nữ về một cuộc sống gia đình bình dị, đơn giản mà yên ổn, hạnh phúc. + Ông thương cảm, xót xa cho một phẩm hạnh bị oan khuất, phải lấy cái chết để chứng minh lòng trong sạch. + Ông lên án, tố cáo sự bất công trong quan niệm “trọng nam khinh nữ” của xã hội phong kiến; phê phán chiến tranh phi nghĩa gây ra bao đau thương, tan nát cho nhiều gia đình, vợ xa chồng, con xa cha; phê phán thói ghen tuông mù oán của con người. 2. Truyện Kiều + Nguyễn Du trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người trong biến động của cuộc đời, cụ thể là ca ngợi tấm lòng cao đẹp, giàu đức hi sinh và trọng tình nghĩa của Thúy Kiều. + Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp. Ở khía cạnh này, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện cụ thể: * Thương cảm cho nhân phẩm con người bị chà đạp: Kiều phải bán mình chuộc cha và em, hi sinh tình yêu, xa rời tình thâm cốt nhục - cha mẹ, hai em; xa quê hương; bị mua đi bán lại như món hàng. * Thương cảm cho tình yêu chân thành tan vỡ. Đó là tình yêu chân thành, trong sáng giữa Kiều và Kim Trọng; trên bước đường lưu lạc, Kiều gặp được Thúc Sinh, Từ Hải nhưng mối tình mặn nồng của nàng với Thúc Sinh cũng sớm tan vỡ cay đắng; mối tình tri kỉ với Từ Hải cũng sớm kết thúc. * Thương cho thân xác con người bị đọa đày: không chỉ bị hành hạ tinh thần mà cả thể xác thể xác chịu bao nhiêu ô nhục nơi nhà chứa, bị đánh đạp bạo tàn bởi những trận đòn ghen. + Tấm lòng thương cảm như hiểu thấu nỗi đau nhân thế và sự trân trọng của nhà thơ đối với con người, nhất là người phụ nữ trong Truyện Kiều, làm cho tiếng nói tố cáo chế độ xã hội phong kiến bạo tàn, tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân của con người trở nên mạnh mẽ, thống thiết hơn. Từ đó, tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc hơn. - Về nghệ thuật thể hiện cảm hứng nhân đạo: Cùng nói lên nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mỗi nhà văn có cách thể hiện riêng. + Nguyễn Du có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, mượn câu chuyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), nhưng với sự sáng tạo độc đáo làm truyện mang đậm màu sắc dân tộc qua cách sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật. Từ đó, nhân vật Thúy Kiều gợi không ít những xúc động, ám ảnh cho người đọc. Truyện Kiều sống mãi với thời gian. + Nguyễn Dữ khai thác những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian, sáng tạo trong cách kể chuyện, sáng tạo về nhân vật, sử dụng những yếu tố truyền kì và cách kết thúc bất ngờ không theo lối mòn (kết thúc đoàn viên) - Đánh giá chung

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads