logo

Các lưu ý khi Chuẩn bị chiến đấu là gì

154461 điểm

trần tiến

Giáo dục quốc phòng an ninh 23424234

Lớp 12

50đ

05:08:19 13-Aug-2021
Các lưu ý khi Chuẩn bị chiến đấu là gì
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trần Tiến

05:08:35 13-Aug-2021

Chuẩn bị chiến đấu là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Chuẩn bị chiến đấu phải chu đáo, đầy đủ mới bảo đảm đánh địch dài ngày hiệu quả cao. a. Chuẩn bị vị trí bố trí và xác định cách đánh địch. - Chuẩn bị vị trí bố trí: Khi chuẩn bị vị trí bố trí chiến đấu phải căn cứ vào nhiệm vụ của bản thân, ý định của người chỉ huy, tình hình địch, địa hình, thời tiết, vũ khí trang bị, bạn có liên quan…để xác định vị trí bố trí chiến đấu cho thích hợp. Vị trí bố trí của từng người nên chọn ở nơi: + Địa hình kín đáo hiểm hóc, bất ngờ (Thuận lợi cho ta, khó khăn cho địch ). + Tiện quan sát phát hiện địch từ xa, trong mọi điều kiện thời tiết. + Tiện cơ động lực lượng, phát huy binh hỏa lực trên tất cả các hướng. + Tiện cải tạo địa hình xây dựng công sự vững chắc, bảo đảm đánh địch liên tục, dài ngày. - Xác định cách đánh: Công sự trận địa phòng ngự phải đánh được địch trên tất cả các hướng. Nhưng trên các hướng phải đảm bảo đánh được địch trong các trường hợp sau : + Đánh được địch khi địch tiến công vào trận địa phòng ngự của ta. + Đánh được địch khi địch chiếm được một phần trận địa phòng ngự của ta. + Xuất kích đánh địch trước trận địa phòng ngự. Trong các trường hợp trên phải xác định được: Vị trí quan sát, vị trí ẩn nấp đường cơ động, vị trí chiến đấu, thời cơ đánh địch, cách sử dụng binh hỏa lực kết hợp với vật cản,v.v... b. Bố trí vũ khí, làm công sự và vật cản : Khi đã xác định được vị trí trận địa, yêu cầu phải khẩn trương xây dựng công sự chiến đấu, bố trí vũ khí để sẵn sàng tiêu diệt địch, xây dựng bãi vật cản. Lắp đặt thiết bị bắn ban đêm, xác định khu vực tập trung diệt địch, kết hợp với vật cản... - Vũ khí bắn thẳng: Bố trí ở nhiều vị trí phát huy hết uy lực, những nơi hiểm hóc bất ngờ, tiện cơ động đánh địch - Vũ khí chống tăng ( Súng B40, B41, đạn AT ) bố trí dự kiến nơi xe tăng địch có thể đi qua đến uy hiếp trận địa phòng ngự của ta. - Lựu đạn thủ pháo chỉ sử dụng trong tầm ném hiệu quả (20 - 30 m). - Công sự và đường cơ động: Công sự chiến đấu phải có công sự chính, phụ có đủ thiết bị bắn ban ngày, ban đêm, xây dựng công sự chiến đấu trước, công sự ẩn nấp sau, nối liền các công sự chiến đấu, hầm ẩn nấp bố trí các đoạn hào chiến đấu hào giao thông và nguỵ trang kín đáo. - Bãi vật cản phải tập trung trên hướng phòng ngự chủ yếu, khu vực tập trung diệt địch, kết hợp chông, mìn, cạm bẫy xen kẽ với nhau. b. Chuẩn bị vật chất bảo đảm cho chiến đấu: - Bảo đảm vật chất là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong chiến đấu phòng ngự . Vì vậy từng chiến sỹ phải chủ động chuẩn bị đầy đủ số lượng và chất lượng vật chất theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. - Nội dung công tác chuẩn bị: Xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao, kiểm tra vũ khí trang bị như : Súng, đạn, lựu đạn, lương thực, thực phẩm, nước uống, bông băng, thuốc nổ, khí tài phòng hóa, các dụng cụ, vật liệu xây dựng công sự trận địa v.v...

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads