logo

Biện pháp tu từ trong bài thơ Quê hương?

83 điểm

truonghoa

Ngữ văn

Lớp 8

10đ

08:07:07 16-Jul-2021
Biện pháp tu từ trong bài thơ Quê hương?
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đặng Ngọc Anh

04:07:14 17-Jul-2021

Tế Hanh nhà thơ tạo nên bức tranh đầy màu sắc và sinh động về một làng quê ven biển, qua đó cũng là hình ảnh quê hương khỏe khoắn và thể hiện tình cảm của chính tác giả về quê hương vô cùng gần gũi và trong sáng. Trong bài thơ Quê hương tác giả đã sử dụng một số các biện pháp tu từ gồm có: Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .Cánh buồm trắng hình ảnh quen thuộc được so sánh như là linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã” sự so sánh chiếc thuyền như tuấn mã đã giúp người đọc có cảm giác được sự mạnh mẽ của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả. Động từ “hăng” được sử dụng thể hiện sự hiên ngang, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền. Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Bài thơ quê hương có nhiều yếu tố nghệ thuật cùng với sự sáng tạo trong các hình ảnh thể hiện sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo của nhà thơ về cuộc sống miền biển. Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng. Bài thơ Quê hương có sử dụng phương thức miêu tả và biểu cảm, chủ yếu yếu tố miêu tả giúp các yếu tố biểu cảm, trữ tình thêm phần rõ nét. Với sự kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình giúp bài thơ Quê hương thể hiện được tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm