logo

Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

Tham gia tổ chức chính trị xã- hội giúp cho mỗi người có trách nhiệm với xã hội, đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Vậy, học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

C. Cảm thấy yêu đời hơn.

D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa là rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

>>> Xem thêm: Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?

Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.

Do quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội mà các tổ chức này thường tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị với tính chất hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị. Các tổ chức chính trị-xã hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước. Các tổ chức này có điều lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua. 

Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

Các tổ chức chính trị-xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác.

Đối với học sinh:  Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa là rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.…Ngoài ra hoạt động chính trị xã hội còn giúp mỗi người biết quan tâm đến người khác, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho sự nghiệp phát triển đất nước.

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 02/12/2022