logo

Hoàn thành PTHH O3 + KI

Hoàn thành phương trình hóa học:

H2O + 2KI + O3 I2 + 2KOH + O2
nước   kali iodua   ozon   Iot   kali hidroxit   oxi
(lỏng)   (rắn)   (khí)   (rắn)   (dd)   (khí)
(không màu)   (trắng)   (xanh nhạt)   (đen tím)       (không màu)

- Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ cao

- Hiện tượng nhận biết: kết tủa đen tím (I2) và khí bay lên (O2) nhưng khó nhận biết hơn vì có khí O3 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm O3 nhé.


I. Giới thiệu về Ozon

- Ozon (O3) là chất khí có ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Đặc biệt có vai trò cực kỳ đối với sự sống con người. 

Hoàn thành PTHH O3 + KI

II. Tính chất vật lí của Ozon

- Công thức hóa học: O3

- Trọng lượng phân tử: 47,997

- Nhiệt độ tới hạn: -12,1oC

- Áp suất tới hạn: 55,73 x 105N.m-2

- Điểm sôi (1.033 x 105N.m-2): -111,9oC

- Điểm nóng chảy: -192,7oC

- Hằng số điện môi (0oC): 1.00190

- Trọng lượng riêng (không khí = 1): 1,658

- Trọng lượng: 2.144g

- Tiềm năng oxy hóa: 2.07v (neutrel / axit) 1.24v (kiềm)

- Chiều dài sóng hấp thụ: 253,7nm

- Màu sắc: Trong (nồng độ thấp) Xanh lam (nồng độ cao)

- Mùi: Mùi cỏ tươi

- Độ hòa tan (trong nước): 1,09g / (25oC)


III. Tính chất hóa học của Ozon

- Có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn Oxi:

- Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au; Pt):

2Ag + O3 → Ag2O + O2 (phản ứng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường)

Ag + O2 → không phản ứng.

- Oxi hóa được nhiều phi kim

- Oxi hóa được nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ:

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2

- Lưu ý: Dung dịch KI và hồ tinh bột là thuốc thử để nhận ra ozon


IV. Sự tạo thành ozon trong tự nhiên và trong công nghiệp

- Trong tự nhiên ôzôn được tạo ra do các phản ứng quang hóa của oxy,oxit nitơ, đặc biệt ôzôn được tạo ra mạnh tại các tầng cao (bình lưu) của khí quyển, nơi mà cường độ các tia ánh sáng cứng (cực tím, tia X, v.v…) rất lớn.

- Ôzon trong bầu khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân tử oxy ,tạo thành hai nguyên tử oxy đơn ,được gọi là oxy nguyên tử Ôxy nguyên tử kết hợp cùng một phân tử oxy tạo thành phân tủ ozon .

- Phân tử ozon có hoạt tính cao,khi bị tia cực tím chạm phải. Lại tách ra thành một phân tủ oxy và một oxy phân tủ . Đây là một quá trình liên tục gọi là chu kỳ ôxy-ôzon 

Hoàn thành PTHH O3 + KI (ảnh 2)

- Trong công nghiệp, người ta tạo ôzôn bằng cách phóng điện trong ôxy hoặc trong không khí


V. Ứng dụng ozon trong y học

- Được tạo thành từ oxi dưới tác dụng của hồ quang (tia lửa điện), ozone là khí có trong tự nhiên sau cơn mưa làm sạch không khí, phá hủy các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm. Tầng ozone sẽ lọc tia mặt trời bảo vệ trái đất và hấp thụ tia UVB (gây ra ung thư da).

- Nếu oxi là dưỡng khí cần thiết cho sự sống của loài người và các sinh vật hiếu khí thì ozone sở hữu tính oxi hóa mạnh hơn nhiều, có khả năng “dọn dẹp” các khí độc (CO gây ngạt), vi khuẩn (O3 làm sạch nước mạnh hơn Clo nhưng kém bền), sản phẩm chuyển hóa (khoa học từ lâu đã chứng minh ozon có thể loại trừ cholesterol gây bệnh tim và xơ cứng động mạch), hợp chất hữu cơ cũng như các gốc tự do.

- Là chất oxi hoá mạnh nên ozon diệt được các vị khuẩn và do đó được dùng để diệt trùng trong nước và khử trùng không khí.

- Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon (dưới 10−6% theo thể tích)  có tác dụng làm cho không khí trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người.

- Trong thương mại, người ta dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.

- Trong đời sống, người ta dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi, bảo quản hoa quả. Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng.

icon-date
Xuất bản : 10/01/2022 - Cập nhật : 11/01/2022