Câu hỏi: Hoàn thành phương trình hóa học Ba(OH)2 + CO2
Trả lời:
Ba(OH)2 |
+ |
CO2 |
→ |
H2O |
+ |
BaCO3 |
Bari hidroxit | Cacbon dioxit | nước | Bari cacbonat | |||
Carbon dioxide | ||||||
(dung dịch) | (khí) | (lỏng) | (kt) | |||
(không màu) | (không màu) | (trắng) |
Điều kiện để phản ứng xảy ra:
- Đặt T = nCO2 : nBa(OH)2
+ Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối BaCO3
+ Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ba(HCO3)2
+ Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối BaCO3 và Ba(HCO3)2
Hiện tượng nhận biết:
- Ba(OH)2 dư thì xuất hiện kết tủa
- CO2 dư không xuất hiện kết tủa
- Nếu 1 < T < 2: kết tủa ít
Cùng Top lời giải tìm hiểu Ba(OH)2 nhé
I. Định nghĩa Bari hiđroxit
- Định nghĩa: Bari hiđroxit là hợp chất hóa học với công thức hóa học Ba(OH)2. Được biết đến với tên baryta, là một trong những hợp chất chính của bari.
- Công thức phân tử: Ba(OH)2
- Công thức cấu tạo: HO-Ba-OH
II. Tính chất vật lý của Ba(OH)2
- Nguyên tử / Phân tử khối :171.3417 (g/mol)
- Màu sắc: trắng
- Trạng thái thông thường: chất rắn
- Nhiệt độ sôi :780 (°C)
- Nhiệt độ nóng chảy: 407(°C)
III. Tính chất hóa học của Ba(OH)2
- Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.
- Làm đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím chuyển sang màu xanh và phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
- Tác dụng với các axit (phản ứng trao đổi):
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
- Tác dụng với oxit axit: SO2, CO2... → Tùy tỉ lệ có thể tạo thành 2 muối: muối trung hòa và muối axit.
Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O
Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2
- Tác dụng với muối:
Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓
Ngoài ra, còn phản ứng với 1 số chất hữu cơ như: axit hữu cơ, este…
- Tác dụng với các axit hữu cơ → muối:
2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2H2O
- Phản ứng thủy phân este (phản ứng xà phòng hóa):
2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2C2H5OH
- Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn...):
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑
- Tác dụng với hiđroxit lưỡng tính:
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
IV. Điều chế Ba(OH)2
- Bari hidroxit có thể được điều chế bằng cách hòa tan bari oxit (BaO) trong nước:
BaO + H2O → Ba(OH)2
V. Ứng dụng của Ba(OH)2
- Về mặt công nghiệp, bari hidroxit được sử dụng làm tiền thân cho các hợp chất bari khác. Bari hiđroxit ngậm đơn nước (Monohydrat) được sử dụng để khử nước và loại bỏ sunfat từ các sản phẩm khác nhau. Ứng dụng này khai thác độ tan rất thấp của bari sunfat. Ứng dụng công nghiệp này cũng được áp dụng cho phòng thí nghiệm.
VI. Bài tập ví dụ
Ví dụ 1: Nhỏ từ từ một vài giọt K2CO3 vào ống nghiệm có chứa 1ml Ba(OH)2 thu được kết tủa có màu:
A. Trắng.
B. Đen.
C. Vàng.
D. Nâu đỏ.
Hướng dẫn giải
K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3(↓)
=> BaCO3(↓) trắng
Ví dụ 2: Chất nào sau đây không thể phản ứng với K2CO3?
A. Ba(OH)2.
B. BaCl2.
C. Ba(NO3)2
D. BaCO3.
Ví dụ 3: Dung dịch X chứa a mol Ba(OH)2. Dung dịch Y chứa hỗn hợp gồm a mol NaOH và a mol Ba(OH)2. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X cùng như dung dịch Y, sự phụ thuộc số mol kết tủa và số mol khí CO2 ở cả hai thí nghiệm theo hai đồ thị sau:
Giá trị của x là?
Hướng dẫn giải:
Đồ thị 1 là thí nghiệm của dung dịch X:
+ Khi nCO2 = 0,1 → nBaCO3 = 0,1
+ Khi nCO2 = x → nBaCO3 = 0,1 và nBa(HCO3)2 = a – 0,1
Bảo toàn C → 2(a – 0,1) + 0,1 = x (1)
Đồ thị 1 là thí nghiệm của dung dịch Y:
+ Khi nCO2 = 0,15 → nBaCO3 = 0,15
+ Khi nCO2 = 0,57 → nBaCO3 = 0,15; nBa(HCO3)2 = a – 0,15 và nNaHCO3 = a
Bảo toàn C → 0,15 + 2(a – 0,15) + a = 0,57 (2)
Từ (1) và (2) → a = 0,24; x = 0,38