logo

Hoa mộc miên biên giới đọc hiểu

icon_facebook

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Hoa mộc miên biên giới hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc hiểu Hoa mộc miên biên giới - Đề số 1

Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi:

Hoa mộc miên biên giới

Chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới

mộc miên cũng rực đỏ triền sông, rực đỏ vách núi, rực đỏ tâm can

mộc miên đỏ một trời biên viễn

như máu tươi ròng rã ngàn năm

 

dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén

người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông

thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã

khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông

 

có ai trồng mộc miên biên giới

hay biên cương cây tìm đến mọc lên

hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng câu thơ in đậm?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc lặp lại ý thơ ở khổ một và khổ ba: mộc miên đỏ một trời biên viễn/như máu tươi ròng rã ngàn năm/hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về câu thơ cuối cùng: cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương. (Viết trong khoảng 5-7 dòng).

Trả lời:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng câu thơ: mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can

2 biện pháp tu từ được sử dụng:

Điệp từ: rực đỏ => nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa mộc miên như làm nó rực rỡ tất cả không gian xung quanh: Rực đỏ không gian, từ triền sông, lên vách núi, rồi vào tâm can.

Ẩn dụ: Rực đỏ tâm can

Câu 3: Việc lặp lại ý thơ ở khổ một và khổ ba: mộc miên đỏ một trời biên viễn/như máu tươi ròng rã ngàn năm/hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

Rộng hơn, sâu hơn, da diết khắc khoải như tiếng khóc. Hoa mộc miên cứ tầng bậc như nước mắt, chan hòa, cạn khô, tiếng nấc ròng rã ngàn năm -> một nỗi đau nhức buốt.

=> Giúp ta liên tưởng tới không phải là những bông hoa đẹp mà đẹp hơn nữa là những người chiến sĩ sẵn sàng hi sinh xương máu của mình để vùng biên giới ngàn năm qua. Một vùng biên giới không khi nào không có máu đổ.

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về câu thơ cuối cùng: cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương. (Viết trong khoảng 5-7 dòng)

Với phép ẩn dụ (sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương), câu thơ cuối cùng của bài thơ khẳng định sức sống bất diệt, lòng kiên trung bền chí của cây mộc miên (cây hoa gạo) trong tư cách là loài cây trấn giữ biên cương của Tổ quốc. Hình ảnh cây mộc miên cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho lòng kiên gan và tinh thần bảo vệ đất nước của những chiến sĩ biên phòng và nhân dân ta ở các vùng giáp biên.

Hoa mộc miên biên giới đọc hiểu

Đọc hiểu Hoa mộc miên biên giới - Đề số 2

Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi:

Hoa mộc miên biên giới

Chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới

mộc miên cũng rực đỏ triền sông, rực đỏ vách núi, rực đỏ tâm can

mộc miên đỏ một trời biên viễn

như máu tươi ròng rã ngàn năm

 

dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén

người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông

thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã

khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông

 

có ai trồng mộc miên biên giới

hay biên cương cây tìm đến mọc lên

hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong dòng thơ: “hoa mộc miên cũng rực đỏ triền sông, rực đỏ vách núi, rực đỏ tâm can”. 

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ sau? mộc miên đỏ một thời biên viễn như máu tươi ròng rã ngàn năm 

Câu 4: Anh/Chị nhận xét về tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài thơ. 

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, trong đời sống, sự tự tin được biểu hiện: 

- Bản thân mỗi người khi giao tiếp 

- Phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình. 

Câu 3: Sự tự tin khác tự cao, tự đại ở những điểm: 

- Tự cao, tự đại là luôn cho mình là nhất, là trên hết, không ai bằng mình, không cần sự hợp tác, ý kiến và giúp đỡ của ai 

- Tự ti là luôn cho rằng mình kém cỏi, yếu đuối, sống thu mình lại, chỉ biết nghe theo lời người khác nói, không có quyết định đúng đắn, chủ chốt 

Câu 4:  

- Học sinh trình bày quan điểm của bản thân: có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần với ý kiến: 

- HS trình bày lí lẽ để bảo vệ quan điểm. Sau đây là một hướng giải quyết: 

+ Sự thiếu tự tin, ngoài lí do con người chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình. 

+ Cũng có thể bắt nguồn từ những lí do khác nữa như sự thiếu hụt kiến thức, hiểu biết về đời sống… 

>>> Tham khảo: Hoài bão và triển vọng đọc hiểu

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài đọc hiểu Hoa mộc miên biên giới. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 19/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads