logo

Hình thức sinh sản của trùng kiết lị?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hình thức sinh sản của trùng kiết lị?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Sinh học hay và hữu ích.


Trắc nghiệm: Hình thức sinh sản của trùng kiết lị?

A. Kí sinh

B. Tự dưỡng

C. Dị dưỡng

D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Dị dưỡng

Giải thích:

Trùng kiết lị sống kí sinh trong ruột, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng → Thức ăn của trùng kiết lị là hồng cầu → Phương thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là dị dưỡng.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Trùng kiết lị và trùng sốt rét nhé!


Kiến thức tham khảo về trùng kiết lị và trùng sốt rét


I. Trùng kiết lị

- Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn.

- Cách lây nhiễm: Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

*Nơi sống và cấu tạo

- Trùng kiết lị ở ngoài môi trường kết bào xác, khi vào ruột người chúng chui ra khỏi bào xác và sống kí sinh ở thành ruột.

- Cơ thể giống trùng biến hình, chỉ khác có chân giả rất ngắn.

- Dinh dưỡng: nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.

Hình thức sinh sản của trùng kiết lị?

- Phát triển: ngoài môi trường, trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bao bọc.

- Con đường truyền bệnh:

+ Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống  → ống tiêu hóa người  → ruột  → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác  → các vết lở loét ở niêm mạc ruột  → nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.

+ Triệu chứng: làm cho bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi  → bệnh kiết lị.

+ Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.


II. Trùng sốt rét

1. Cấu tạo và dinh dưỡng

- Trùng sốt rét thích nghi sống ở trong máu người, trong tuyến nước bọt và thành ruột của muỗi Anôphen.

- Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.

2. Vòng đời phát triển

Hình thức sinh sản của trùng kiết lị? (ảnh 2)

1: Trùng sốt rét có trong muỗi Anophen truyền vào hồng cầu trong máu người.

2.3: Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.

4: Chúng phá vỡ hồng cầu để chiu ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới trong hồng cầu mới.

3. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

Trùng sốt rét lan truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anôphen, nên phòng chống bệnh sốt rét rất khó khăn và lâu dài, nhất là ở miền núi. Nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho muỗi Anôphen phát triển mang trùng sốt rét như có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp và người dân chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh sốt rét.

4, Các biện pháp có thể đưa ra để phòng chống là

- Mắc màn khi đi ngủ

- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ...

- Uống thuốc dự phòng: có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng đang có sốt rét hoặc vùng có sốt rét lưu hành ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét. Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét.

- An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.

- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Bệnh sốt rét ở nước ta

Trước cách mạng Tháng Tám, bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xóa bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chủ trì, căn bệnh nguy hiểm đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bộc phát ở một số nơi. 

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 21/03/2022