logo

Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Vật lý 11 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì?

Hiện tượng lưu ảnh ở mắt (hay còn gọi là sự lưu ảnh ở mắt) là hiện tượng hình ảnh tiếp tục xuất hiện trong mắt sau một thời gian không tiếp xúc với hình ảnh gốc. Cụ thể, đây là hiện tượng ảnh còn lưu lại ở võng mạc trong khoảng 1/10s sau khi mắt ngừng quan sát vật đó. Nếu mắt quan sát các hình ảnh rời rạc được chiếu liên tục trong khoảng thời gian ngắn khi đó não bộ sẽ xem nó như là một hình ảnh liên tục lúc đó ta sẽ có một chuyển động liên tục.


Kiến thức tham khảo về hiện tượng lưu ảnh của mắt


1. Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì?

Hiện tượng lưu ảnh ở mắt (hay còn gọi là sự lưu ảnh ở mắt) là hiện tượng hình ảnh tiếp tục xuất hiện trong mắt sau một thời gian không tiếp xúc với hình ảnh gốc. Cụ thể, đây là hiện tượng ảnh còn lưu lại ở võng mạc trong khoảng 1/10s sau khi mắt ngừng quan sát vật đó. Nếu mắt quan sát các hình ảnh rời rạc được chiếu liên tục trong khoảng thời gian ngắn khi đó não bộ sẽ xem nó như là một hình ảnh liên tục lúc đó ta sẽ có một chuyển động liên tục.

[ĐÚNG NHẤT] Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì?

2. Cơ chế hiện tượng lưu ảnh của mắt

Sự lưu ảnh ở mắt xảy ra khi các tế bào: tế bào hình nón và tế bào hình que – một phần của võng mạc bị kích thích quá mức và trở nên mất nhạy cảm. Sau khi ánh sáng kích thích trên màng lưới mắt, ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài 0,1 giây và trong khoảng thời gian này ta vẫn có cảm giác nhìn thấy vật đã xuất hiện trước đó.

Bên cạnh đó, các bằng chứng mới nhất còn cho thấy sự lưu ảnh của mắt còn có sự đóng góp của vỏ não. Thông thường, hình ảnh nhìn thấy sẽ được chuyển đến khu vực của võng mạc. Tuy nhiên, nếu hình ảnh lớn hoặc mắt duy trì quá ổn định, những chuyển động nhỏ này không đủ để giữ cho hình ảnh liên tục di chuyển đến các phần mới của võng mạc.

Các tế bào cảm thụ ánh sáng thường xuyên tiếp xúc với cùng một kích thích cuối cùng sẽ cạn kiệt và dẫn đến giảm tín hiệu đến não. Hiện tượng này có thể được nhìn thấy khi di chuyển từ môi trường sáng sang môi trường thiếu ánh sáng.

Những hiệu ứng này còn do phản ánh hoạt động dai dẳng trong não khi các tế bào cảm thụ ánh sáng võng mạc tiếp tục gửi xung thần kinh đến thùy chẩm của não có chức năng tương tự như việc điều chỉnh cân bằng màu sắc trong nhiếp ảnh.

Những điều chỉnh này cố gắng giữ cho tầm nhìn nhất quán trong ánh sáng động và cho phép một cá nhân nhìn thấy sự lưu ảnh của mắt bởi các vùng thị giác được định vị vẫn đang được não bộ xử lý bằng cách sử dụng các điều chỉnh cần thiết khác.

Ngoài ra, khi mắt tiếp xúc với ánh sáng chói, mắt cần thời gian để phục hồi, hiện tượng này giống tương tự như khi đi bạn đi xem phim vào ban ngày. Cụ thể, khi bạn bước vào một phòng chiếu phim tối, bạn không nhìn thấy nhiều nhưng sau khoảng 10 phút hoặc lâu hơn, bạn có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn trong cùng một phòng tối. Đây cũng gọi là hiện tượng lưu ảnh của mắt.


3. Ứng dụng của sự lưu ảnh ở mắt

Nhờ vào hiện tượng lưu ảnh của mắt mà người ta đã ứng dụng vào quá trình làm phim điện ảnh, phim kỹ xảo

Nếu mắt quan sát các hình ảnh rời rạc được chiếu liên tục trong khoảng thời gian ngắn khi đó não bộ sẽ xem nó như là một hình ảnh liên tục lúc đó ta sẽ có một chuyển động liên tục. Nhờ sự lưu ảnh của mắt được ứng dụng trong điện ảnh. Cụ thể, khi chiếu phim, cứ sau 0,033 hay 0,04 giây, người ta lại chiếu một cảnh phim. Khi đó, do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc nên người xem có cảm giác rằng quá trình trong phim đang diễn ra liên tục.

Sự lưu ảnh của mắt là hiện tượng sinh lý bình thường, tình trạng này xảy ra ở tất cả mọi người có thị lực bình thường. Do đó, hiện tượng này xảy ra hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thị lực của mắt trong tương lai, ngược lại nhờ có hiện tượng này giúp bạn có thể theo dõi trọn vẹn các bộ phim truyền hình hay điện ảnh.


4. Nguyên nhân gây cận thị?

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Cận thị thường bắt đầu khi còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.


5. Cách chữa bệnh cận thị

Tật cận thị có thể chữa trị bằng cách đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể phải đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ, như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.

Chọn kính cận tốt nên có tròng kính có độ chiết suất cao (giúp kính mỏng hơn và nhẹ hơn) và có lớp chống lóa. Ngoài ra, nên chọn lựa kính quang học tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại, cũng như tiết kiệm chi phí cho kính mát.

Khi đeo kính cân, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng.

Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là phẫu thuật thực hiện với Laser Excimer.

- Trong phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy), tia laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm phẳng giác mạc phẳng và cho phép các tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc.

- Trong phẫu thuật LASIK – phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất - một vạt mỏng sẽ được tạo ra trên bề mặt của giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc và sau đó, vạt giác mạc được đặt lại vị trí ban đầu.

- Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond. Ưu điểm của phương pháp này là vạt giác mạc được tạo ra có độ dày ổn định và đồng đều, loại bỏ hoàn toàn biến chứng thông thường như trong phương pháp cắt vạt bằng dao thường. Hơn nữa năng lượng sử dụng trong tia laser femtosecond thấp và tăng tính an toàn trong phẫu thuật.

- Phẫu thuật ReLEx SMILE là phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ không lật vạt giác mạc, không sử dụng dao vi phẫu cơ học, có thể điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao..

Phương pháp này có độ an toàn và chính xác gần như tuyệt đối. Ưu điểm của phương pháp ReLEx SMILE là ít gây ra tổn thương hệ thần kinh ở giác mạc, đảm bảo được sự vững chắc cơ học tự nhiên của giác mạc. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có kết quả tốt, có tính ổn định cao, ít khả năng tái cận.

Orthokeratology (Ortho-K) là một phương pháp không phẫu thuật, bạn mang một kính áp tròng cứng (RGP hoặc GP) vào ban đêm, giúp điều chỉnh hình dáng giác mạc trong khi ngủ. Khi bạn tháo kính vào buổi sáng, giác mạc tạm thời giữ lại hình dạng mới, vì vậy bạn có thể nhìn rõ cả ngày mà không cần đeo kính có gọng hay kính áp tròng điều chỉnh mắt cận thị.

Biện pháp này được gọi là liệu pháp điều trị khúc xạ giác mạc (CRT) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa trị tạm thời cận thị ở mức độ nhẹ đến trung bình. CRT thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân còn quá nhỏ không đủ tuổi để phẫu thuật LASIK hoặc không được phép phẫu thuật vì một lý do nào khác.

Phẫu thuật đặt kính nội nhãn trên mắt còn thủy tinh thể (được gọi là Phakic IOL) là một lựa chọn phẫu thuật khác giúp điều chỉnh độ cận thị, đặc biệt với những người cận nặng hoặc có giác mạc mỏng hơn bình thường có thể  tăng nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật LASIK hoặc các phẫu thuật laser điều chỉnh khác.

Phakic IOL hoạt động tương tự như kính áp tròng, ngoại trừ được đặt bên trong mắt và thường vĩnh viễn. Không giống như kính nội nhãn trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, Phakic IOL không thay thế thể thủy tinh của mắt, và thể thủy tinh vẫn còn nguyên vẹn.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022