logo

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?

icon_facebook

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối cực của dòng điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đó dòng điện trong mạch sẻ đạt cường độ rất lớn đồng thời gây ra sự cố cháy nổ. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về hiện tượng đoản mạch qua vài viết dưới đây!


Đoản mạch là gì ?

Đoản mạch hay còn gọi là ngắn mạch xảy ra khi nguồn điện được nối với mạch ngoài có điện trở không đáng kể, Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch rất lớn, có thể dẫn đến hiện tượng tỏa nhiệt lượng mạnh gây ra sự cố cháy nổ, hỏa hoạn rất nguy hiểm

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối cực của dòng điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đó dòng điện trong mạch sẻ đạt cường độ rất lớn đồng thời gây ra sự cố cháy nổ

Nếu một phần của mạch điện gặp điện tượng đoản mạch thì thiết bị sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện có thể bị hỏng.

Có thể nói một cách khác, đoản mạch là hiện tượng mạch điện bị ngắn hoặc hở. Bạn có thể hiểu trong mạch điện lúc nào cũng có một nguồn điện trở. Nếu vì một lí do nào đó khiến cho 2 sợi dây chập vào nhau thì khi đó điện trở trên mạch điện bằng 0, lúc này cường độ tăng lên đột ngột ra ra các sự cố chập cháy

[CHUẨN NHẤT] Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?

Tác hại của hiện tượng đoản mạch

Hiện tượng đoản mạch gây ra nhiều tác hại nguy hiểm :

+ Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, cường độ dòng điện trong mạch tăng lên quá lớn. Nên tỏa ra nhiệt lượng rất cao và có thể làm cháy nổ vỏ dây điện. Từ đó dẫn đến hỏng các bộ phận khác gần nó. Thậm chí gây nguy hiểm đến con người nếu ở gần, có thể gây bỏng hoặc thiệt hại đến tính mạng.

+ Hiện tượng đoản mạch xảy ra còn có nguy cơ gây cháy nổ, hỏa hoạn nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.

+ Nếu một phần của mạch điện bị đoản mạch. Thì các dụng cụ sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện có thể bị hỏng.


Biện pháp phòng tránh hiện tượng đoản mạch

Để hạn chế hiện tượng đoản mạch trong khi sử dụng các thiết bị điện, cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Khi không sử dụng thiết bị điện cần tắt hoàn toàn, an toàn hơn thì hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện.

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

+ Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với dòng điện. Đây là một biện pháp tăng độ an toàn khi sử dụng điện. Để tránh hiện tượng đoản mạch xảy ra, cần lắp cầu chì ở mỗi công tắc để ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn.

+ Trong quá trình sử dụng, để nguồn điện trong gia đình được bảo vệ an toàn nhất. Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng như va đập cơ học, nhiệt độ môi trường cao. Lắp đặt các vị trí công tắc điện ở vị trí thông thoáng, tránh các khu vực ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao như nhà vệ sinh hoặc khu vực b

icon-date
Xuất bản : 08/12/2021 - Cập nhật : 24/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads