Axit Clohidric là một hợp chất vô cơ có tính axit mạnh, tồn tại ở 2 dạng đó là lỏng (tạo ra từ sự hòa tan khí hydro clorua trong nước) và khí. Vậy HCl là liên kết gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Axit Clohidric (viết tắt là HCl) là một hợp chất vô cơ có tính axit mạnh, tồn tại ở 2 dạng đó là lỏng (tạo ra từ sự hòa tan khí hydro clorua trong nước) và khí.
Một số tên gọi khác: Axit clohydric, Axit hidrocloric, Axit muriatic, Cloran.
Trong ngành công nghiệp dược phẩm, hóa học, xây dựng các chế phẩm,…axit clohydric được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cần thận trong khi sử dụng vì nó có khả năng ăn mòn các mô con người, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột.
Liên kết giữa H và Cl trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị có cực
- Hiđro clorua (HCl) tan vào nước tạo thành dung dịch Axit Clohidric (HCl).
- Axit HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi. Dung dịch axit HCl không màu, HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm.
Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.
a. Tác dụng chất chỉ thị
Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)
HCl → H+ + Cl-
b. Tác dụng với kim loại
Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (to)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (to)
Cu + HCl → không có phản ứng
c. Tác dụng với oxit bazo và bazo
Sản phẩm tạo muối và nước
NaOH + HCl → NaCl + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (to)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (to)
d. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
(dùng để nhận biết gốc clorua )