logo

Hãy tìm hiểu thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn

icon_facebook

Câu hỏi: Hãy tìm hiểu thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn.

Lời giải:

+ Tiếng xe cộ đi lại trong giờ cao điểm

+ Tiếng máy khoan, máy đục, máy phá nhà khi thi hành tại nơi công trường.

* Nguyên nhân của ô nhiễm tiếng ồn

Có hai nguồn gốc gây nên ô nhiễm tiếng ồn:

Nguyên nhân từ thiên nhiên: Hầu hết xuất phát từ hoạt động của động đất, núi lửa.

Nguyên nhân từ con người:

+ Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tiếng ồn đều xuất phát từ giao thông, những phương tiện đi lại của con người như máy bay, xe máy, tiếng bóp còi,…

Hãy tìm hiểu thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn

+ Các hoạt động sản xuất như máy móc trong xây dựng, khu công nghiệp,…

+ Những hoạt động sinh hoạt như nghe nhạc, karaoke, nói lớn tiếng,… đều tác động không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như động – thực vật.

+ Các hoạt động tập thể: lễ hội, biểu tình,…

* Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn

+ Để hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn, bạn có thể thực hiện các cách dưới đây:

+ Giảm âm thanh hoạt động của các thiết bị, máy móc, ví dụ: cắm tai nghe khi dùng điện thoại ở nơi công cộng, tắt chuông điện thoại tại những hội nghị, cuộc họp lớn,...

+ Treo biển cảnh báo “cấm bóp còi” tại những nơi thường xuyên có âm thanh với cường độ lớn.

+ Sử dụng và xây dựng các vách ngăn khu cách khu dân cư với đường cao tốc, điều này giúp hạn chế sự xâm lấn, ảnh hưởng của tiếng ồn.

+ Trồng cây xanh để giúp phân tán âm thanh trong môi trường. Điều này vừa giúp môi trường sống của chúng ta xanh, sạch hơn mà lại giảm được mức độ của âm thanh phát ra do hoạt động của con người.

+ Sử dụng vật liệu cách âm, xây nhà với vách tường dày. Đây chính là một trong những cách giúp tăng chất lượng cuộc sống của bạn, hoặc hạn chế làm phát tán và ảnh hưởng tới người khác.

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 23/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads