logo

Hãy nêu vai trò, đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường

Câu hỏi: Hãy nêu vai trò, đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường.

Trả lời

- Vai trò của công nghiệp điện tử - tin học:

+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới.

- Đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học:

+ Công nghiệp điện tử - tin học không sử dụng diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

+ Ngành này đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng phát triển, vốn đầu tư nhiều.

+ Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...

- Giải thích sự phân bố của công nghiệp điện tử - tin học:

Ngành này tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc,.. Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu.

=> Các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa do có trình độ khoa học - kĩ thuật cao nên ngành điện tử - tin học tập trung phần lớn ở đó.

- Tác động đến môi trường:

Lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hóa chất độc hại.

Hãy nêu vai trò, đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường

Tìm hiểu thêm kiến thức về công nghiệp điện tử - tin học

Ngành công nghiệp điện tử bắt đầu nổi lên trong thế kỷ 20 và hiện nay là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Xã hội đương đại đang sử dụng hàng loạt các thiết bị điện tử được tạo ra trong các nhà máy tự động hoặc bán tự động đã đưa vào sản xuất trong ngành. Các sản phẩm chủ yếu được lắp ráp từ các transistor kim loại-oxit bán dẫn (MOS) và các vi mạch tích hợp, gần đây chủ yếu nhờ kỹ thuật quang khắc và thường là trên bo mạch in.

Quy mô của ngành này cộng với việc sử dụng các vật liệu độc hại cũng như sự khó khăn trong việc tái chế đã dẫn tới một loạt các vấn đề liên quan đến phế liệu điện tử. Các quy định quốc tế và chế tài về môi trường đang được phát triển với nỗ lực giải quyết các vấn đề kể trên.

Ngành công nghiệp điện tử bao gồm rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Lực lượng lao động trung tâm đằng sau toàn bộ ngành công nghiệp này là lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, với doanh thu hàng năm vượt trên 481 tỷ đô la Mỹ tính đến năm 2018. Mảng lớn nhất là thương mại điện tử, nó sản sinh ra hơn 29 nghìn tỷ đô la vào năm 2017. Linh kiện điện tử được sản xuất nhiều nhất là transistor hiệu ứng trường kim loại-oxit bán dẫn (MOSFET), phát minh năm 1959, vốn được coi là "giá đỡ" của ngành công nghiệp điện tử.

* Cơ cấu ngành 

Gồm 4 phân ngành:

- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...

- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..): Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đài Loan, Ma-lai-xi-a...

- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Xin-ga-po, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...

- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...

icon-date
Xuất bản : 17/08/2022 - Cập nhật : 19/11/2023