Câu hỏi: Hãy nêu ứng dụng của laser trong đời sống.
Lời giải:
Laser được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
- Trong y học, laser được sử dụng như một dao mổ để phẫu thuật. Kĩ thuật phẫu thuật này giảm thời gian hồi phục và biến chứng sau phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ ít phải chịu đau đớn hơn so với phẫu thuật bằng dao mổ truyền thống.
- Trong công nghiệp chế tạo, laser được sử dụng để cắt kim loại.
- Trong nghiên cứu vũ trụ: laser được sử dụng để đo những khoảng cách cực lớn, xác định vị trí của các vật thể trong vũ trụ, theo dõi, điều khiển và liên lạc với các tàu vũ trụ.
- Trong viễn thông, laser được ứng dụng để truyền tin tức. Các thiết bị viễn thông laser có kích thước nhỏ gọn, nhẹ và tiêu thụ ít năng lượng. Dải sóng truyền tin của laser lớn hơn so với truyền tin bằng sóng điện từ nên truyền được nhiều kênh thông tin hơn so với hệ thống vô tuyến.
* Tia Laser là gì? Đặc điểm tia Laser
Tia laser (tia laze) là một loại tia sáng nhân tạo, có cường độ sáng cao, có tính định hướng, được tạo ra nhờ sự khuếch đại ánh sáng (khuếch đại quang học) bởi thiết bị laser. Laser viết tắt của cụm Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation.
Tia laze có 3 tính chất đặc trưng như sau:
Độ định hướng cao: Nghĩa là phát ra ánh sáng theo 1 hướng mà không tỏa ra nhiều hướng như tia sáng thông thường. Tia laser có thể chiếu rất xa mà không bị phân tán ánh sáng.
Có tính kết hợp (đồng nhất): Sóng ánh sáng của tia laze có 1 bước sóng, các photon dao động cùng pha nên có thể kết hợp với nhau (khác với nguồn sáng thông thường có nhiều bước sóng, các photon dao động lệch pha). Khả năng đồng bộ photon giúp tia laser tập trung năng lượng rất lớn tại một điểm.
Tính đơn sắc rất cao: Sóng ánh sáng của tia laze chỉ có 1 bước sóng do các photon có cùng tần số, năng lượng, dao động cùng pha. Tính đơn sắc cao giúp chùm tia laze không bị tán xạ (khi đi qua các môi trường khác nhau có chiết xuất khác nhau).
* Tổn thương ở mắt do Laser
Tia Laser nhìn có vẻ như an toàn nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây tổn hại mắt một cách nặng nề như:
Tổn thương lên võng mạc, giác mạc, đồng tử… và có thể gây mù mắt nhanh chóng. Điều này khá nguy hiểm bởi có thể trước đó mắt của bạn không có cảm giác đau hay bất kỳ triệu chứng nào nhưng võng mạc sẽ có hiện tượng giảm thị lực và suy yếu dần.
Tia Laser khi chiếu lên bề mặt da sẽ bị phản xạ hay tán xạ đến mắt người thực hiện hay người quan sát gần đó nên bất kỳ ai nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp tia Laser qua kính, bề mặt vật liệu có thể phản chiếu… đều có thể bị tổn thương mắt khi không đeo kính bảo vệ.
Do đó, cách bảo vệ mắt an toàn đó là đeo kính thích hợp với các loại máy Laser để phản xạ lại các tia Laser không đến được mắt, ngăn chặn tổn thương lên mắt.
>>> Tham khảo: Laser là gì?