Câu trả lời chính xác nhất: Một vài ví dụ về Thông tin là
- Cho dãy số nguyên chẵn: 2, 4, 6, 8, 10... Đây là thông tin dạng số;
- Cho dãy kí tự: “Chuc cac ban hoc gioi”. Đây là thông tin dạng văn bản.
Để hiểu hơn về Thông tin , hãy theo dõi nội dung dưới đây
- Thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người.
- Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thưc thể nào đó, được gọi là thông tin về thực thể đó.
- Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể hiểu và xử lí được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
- Đơn vị cơ bản đo thông tin là bit (Binary Digital)
- Bit là đơn vị nhỏ nhất được lưu trữ trong máy tính để biểu diễn hai trạng thái 0 và 1 (0: không có điện; 1: có điện) ta còn thường gọi là mã nhị phân
- Ngoài đơn vị bit, ta cũng thường dùng đơn vị đo lượng thông tin là Byte (đọc là bai)
- 1 byte = 8 bit
Một số đơn vị bội của Byte
Có thể phân loại thông tin thành hai loại:
- Số: số nguyên, số thực,…
- Phi số: có ba dạng:
+ Văn bản: báo, sách, vở, …
+ Âm thanh: tiếng nói con người, tiếng nhạc, …
+ Hình ảnh: tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ,…
- Để máy tính xử lí được, thông tin cần phải được biến đổi thành dãy bit (biểu diễn bằng các số 0, 1). Cách biến đổi như thế được gọi là mã hoá thông tin
Ví dụ:
- Để mã hoá thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII để mã hoá các ký tự. Mã ASCII các ký tự đánh số từ: 0 đến 255
- Bộ mã Unicode: có thể mã hóa 65536 =216 ký tự, có thể mã hóa tất cả các bảng chữ cái trên thế giới
- Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hóa thành dãy bit.
a. Thông tin loại số
- Hệ đếm
Sử dụng các quy tắc và tập kí hiệu để biểu diễn và xác định các số.
- Hệ đếm la mã:
+ Không phụ thuộc vào vị trí.
+ Tập kí hiệu: I = 1; V = 5; X = 10; L = 50; C = 100; D = 500; M = 1000.
- Các hệ đếm dùng trong tin học
- Hệ đếm thập phân( hệ cơ số 10):
+ Tập kí hiệu 10 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
+ Giá trị số trong hệ thập phân được xác định theo quy tắc:
- Hệ nhị phân:
+ Chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.
+ Giá trị số trong hệ nhị phân được xác định theo quy tắc:
- Hệ cơ số mười sáu:
+ Sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
+ Giá tị số trong hệ hexa được xác định theo quy tắc:
- Biểu diễn số nguyên
+ Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte = 8 bit.
+ Mỗi bit là số 0 hoặc 1, đánh số từ trái sang phải.
- Bit cao nhất( bit 7) thể hiện dấu, quy ước bit 1 là âm, bit 0 là dương.
Bit 7 |
Bit 6 |
Bit 5 |
Bit 4 |
|
Bit 3 |
Bit 2 |
Bit 1 |
- Ví dụ:
- Biểu diễn số thực
Dùng dấu chấm ″.″ Để ngăn cách phần nguyên và phần phân.
- Biểu diễn dưới dạng: ±Mx 10-+k. Trong đó:
+ 0,1 ≤ M < 1, M là phần định trị
+ K ≤ 0, K gọi là phần bậc
Ví dụ 1: 13456.25 được biểu diễn dưới dạng 0.1345625 x 105
Ví dụ 2: 0,007 = 0.7x 10-2
b. Thông tin loại phi số
* Văn bản
- Máy tính dùng 1 dãy bit để biểu diễn kí tự.
- Để biểu diễn 1 xâu kí tự, máy tính có thể dùng 1 dãy byte, mỗi byte biểu diễn 1 kí tự từ trái sang phải.
- Ví du: xâu kí tự ″TIN″ được biểu diễn bằng
01010100 01001001 01001110.
* Các dạng khác
- Mã hóa hìn ảnh, âm thanh thành các dãy bit.
- Ứng dụng: trò chuyện qua video call trên Facebook, Zalo.
* Nguyên lí mã hóa nhị phân
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
>>> Xem thêm: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá thông tin
Trên đây Top lời giải và bạn đã đi tìm hiểu những kiến thức về Thông tin, chúng tôi mong bạn sẽ tiếp thu được những kiến thức bổ ích. Chúc bạn học tốt.