Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Hãy nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí. Lấy ví dụ minh họa cho các đặc điểm đó” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn vật lí 6
Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí khác với chất rắn hay lỏng.
- Nếu như ở hay chất rắn và lỏng, sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau là khác nhau. Thì đến với chất khí, mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí có sự nở vì nhiệt lớn hơn hẳn so với chất rắn, chất lỏng. Đó cũng chính là lý do vì sao, chúng ta có thể dễ dàng quan sát hiện tượng.
- Chất khí có tính chất nén. Thể tích của chất khí có thể được nén chặt và chiếm hết thể tích của bình chứa.
Ví dụ: Khí cầu dùng không khí nóng để chở người hoặc vật bay lên cao. Nguyên lý hoạt động của khinh khí cầu chính là nhờ vào sự nở vì nhiệt của chất khí. Đèn trời hay được thả trong các mùa lễ hội, cũng là một dạng biến chuyển của khí cầu. Đèn trời cũng tận dụng sức nóng làm khí bên trong nóng lên. Từ đó giúp đèn trời trở nên nhẹ hơn và có thể bay lên trong không khí.
Sự tăng (hay giảm) kích thước hay thể tích của các vật khi nhiệt độ tăng lên hay giảm đi gọi là sự nở vì nhiệt.
Cũng giống như chất lỏng và chất rắn, chất khí cũng có sự giãn nở khi nhiệt độ tăng giảm. Lý thuyết nói về sự nở vì nhiệt của chất khí có phần tương tự hai chất còn lại. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ đề cập và giải thích đầy đủ.
- Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Khi nhiệt độ tiếp xúc với chất khí tăng lên. Dẫn đến nhiệt độ của chất khí cũng tăng lên. Lúc này chất khí sẽ có sự giãn ra. Hay nói cách khác, thể tích của chất khí giãn ra khi nhiệt độ tăng lên. Trái lại, khi nhiệt độ của chất khi đang cao, dần dần hạ xuống. Phần thể tích của chất khí lúc này cũng giảm đi. Tùy theo nhiệt độ giảm đi là bao nhiêu, chất khí có sự biến đổi khác biệt.
Bài 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
Bài 2: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
Bài 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Bài 4: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
C. Chỉ có thể tích thay đổi.
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.
Bài 5: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Bài 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Bài 7: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Bài 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.