logo

Hãy nêu công thức tính áp suất?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Hãy nêu công thức tính áp suất?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Vật lí 8.


Trả lời câu hỏi: Hãy nêu công thức tính áp suất?

- Thông thường, để tính áp suất người ta sẽ áp dụng công thức sau:

P=F/S

- Trong đó:

+ P: là áp suất, đơn vị là: N/m2, Pa, Bar, PSI, mmHg…

+ F: là áp lực đã tác dụng lên mặt bị ép, đơn vị là N

+ S: là diện tích bị ép, đơn vị là m2

+ Pa: là đơn vị đo của áp suất, đơn vị là Pascal

- Để tính được giá trị áp suất chính xác nhất, bạn cũng có thể quy đổi các đơn vị đo áp suất như sau:

+ 1Pa = 1 (N/m2) = 10 –5 Bar

+ 1 mmHg = 133,322 (N/m2)

+ 1Pa = 1 (N/m2) = 760 mmHg


Kiến thức tham khảo về Sóng cơ học


1. Áp suất là gì?

- Trong vật lý học, áp suất (tiếng Anh: Pressure) (thường được viết tắt là p) là một đại lượng vật lý, được định nghĩa là lực  trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Trong hệ SI, đơn vị của áp suất bằng  Newton trên mét vuông (N/m2), nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học và vật lý người Pháp Blaise Pascal thế kỉ thứ 17. Áp suất 1 Pa là rất nhỏ, nó xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la tác dụng lên mặt bàn. Thường áp suất được đo với tỉ lệ bắt đầu bằng 1kPa = 1000Pa.


2. Áp suất tuyệt đối và áp suất hơi

a. Áp suất tuyệt đối

- Áp suất tổng thường được gọi là áp suất tuyệt đối. Là không tham chiếu đến chân không hoàn hảo, sử dụng  thang đo tuyệt đối . Do đó, nó bằng áp suất đo cộng với áp suất khí quyển.

- Áp suất đo  được tham chiếu bằng 0 so với áp suất không khí xung quanh. Do đó, nó bằng áp suất tuyệt đối trừ đi áp suất khí quyển. Áp suất đo có thể thay đổi, vì áp suất khí quyển thay đổi từ độ cao.

- Áp suất chân không tương tự như áp suất đo, vì nó là áp suất bằng không nên liên quan đến áp suất khí quyển. Các đơn vị là dương trong chân không, khối lượng tăng khi áp suất giảm.

- Áp suất chênh lệch là sự khác biệt giữa hai áp lực được cảm nhận.

b. Áp suất hơi

- Là áp suất mà tại đó chất lỏng thành hơi ở một nhiệt độ nhất định. Áp suất hơi của nước sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Nó là một dấu hiệu cho thấy tốc độ bay hơi của chất lỏng.

Hãy nêu công thức tính áp suất?

3. Một số cách làm tăng, giảm áp suất

* Cách để làm tăng áp suất

- Để làm tăng áp suất, người ta có thể dùng một trong các cách sau đây:

+ Tăng áp lực tác động nhưng vẫn giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.

+ Tăng lực tác động  theo hướng vuông góc và giảm diện tích bề mặt bị ép.

+  Tăng diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

Hãy nêu công thức tính áp suất? (ảnh 2)
Cách tăng giảm áp suất

* Cách để làm giảm áp suất

- Cũng như việc tăng áp suất thì việc giảm áp suất cũng được tiến hành theo một số cách như:

+ Giảm áp lực tác động, đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.

+ Giảm áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép.

+  Giảm diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.


4. Các thiết bị để đo áp suất hiện nay

- Để đo được áp suất, bạn sẽ cần sử dụng những thiết bị đo phổ biến nhằm đảm bảo xác định chính xác áp suất của từng thiết bị. Dưới đây là một số những thiết bị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay.

- Đồng hồ đo áp suất cơ học

- Đồng hồ đo áp suất cơ hộc là thiết bị phổ biến để đo áp suất chất lỏng, khí, hơi,...  Đồng hồ đo áp suất thường được lắp đặt trực tiếp vợi hệ thống máy móc hoặc hệ thống đường truyền của khí, chất lỏng. Các loại đồng hồ đo áp suất phổ biến:

+ Đồng hồ đo áp suất 

+ Đồng hồ áp suất mặt bích 

+ Đồng hồ đo áp suất mặt bích

+ Đồng hồ áp suất đo trênh áp

+ Đồng hồ đo trênh áp có dầu

Hãy nêu công thức tính áp suất? (ảnh 3)
Một số loại đồng hồ đo áp suất cơ học phổ biến hiện nay

- Cảm biến đo áp suất 

+ Cảm biến đo áp suất là thiết bị điện tử có nhiệm vụ thu tín hiệu áp suất để chuyển sang tin hiệu điện. Cảm biến áp suất được dùng phổ biến trong các lĩnh vực liên quan về áp suất.

+ Cảm biến được sử dụng ở những vị trí khó đo, khó nhìn bằng mắt thường. Máy cũng được dùng phổ biến tại các nhà máy sản xuất để thông báo tín hiệu, thực hiện điều khiển áp suất hợp lý. 

+ Cảm biến áp suất kết hợp đồng hồ điện tử 

+ Đây là loại cảm biến áp suất được kết hợp với đồng hồ điện tử để hiển thị kết quả đo áp suất dạng số. Nhờ vậy, người đọc có thể đọc kết quả nhanh chóng và chính xác hỗ trợ việc ghi chép, phân tích số liệu đo được. 

* Máy đo áp suất 

- Hiện nay, các loại máy đo áp suất sử dụng cảm biến áp suất để làm đầu đo cho máy nhằm ghi lại các tín hiệu áp suất để chuyển thành tín hiệu điện. Sau đó chuyển về bộ xử lý tại thân máy để cung cấp kết quả áp suất cho người đọc.

- Máy đo áp suất được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, cung cấp các kết quả nhanh chóng, đảm bảo đo áp suất chính xác. Đặc biệt, các loại máy đo áp suất được kết hợp với tính năng hoạt động đa dạng như dễ dàng lựa chọn các chế độ đo cho từng vật liệu, chuyển đổi đơn vị đo.

Hãy nêu công thức tính áp suất? (ảnh 4)
Máy đo áp suất được sử dụng phổ biến để đo áp suất chính xác

- Do vậy, người dùng có thể dễ dàng đo được áp suất theo từng đơn vị như Pa, Kpa, Psi, Pi, Bar,... Đồng thời, sử dụng máy đo còn có thể kết nối với máy tính và máy in để xuất thông tin, kết quả đo nhanh chóng, tiết kiệm thời gian ghi chép. Các loại máy đo áp suất phổ biến hiện nay như: Kimo MP50, Testo 510, Kimo MP51,... 

icon-date
Xuất bản : 12/03/2022 - Cập nhật : 13/03/2022