logo

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lý 11 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp.

- Cấu tạo: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm một cuộn dây có lõi sắt non và một nam châm có trục gắn với núm quay.

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp.
Đinamô ở xe đạp

- Hoạt động: Đinamô hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi núm quay thì nam châm cũng quay theo, do đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện này thắp sáng bóng đèn.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Hiện tượng cảm ứng điện từ dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về Hiện tượng cảm ứng điện từ


1. Từ thông 

Từ thông F qua một diện tích S, giới hạn bởi một vòng dây kín phẳng C, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ  là một đại lượng có biểu thức

Φ=BScosα

với α là góc giữa vectơ  và pháp tuyến   (dương) của mặt S. Đơn vị từ thông là Vêbe (Wb).

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp. (ảnh 2)

2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng với sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi từ thông đi qua mạch đó bị biến đổi. Suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được gọi là suất điện động cảm ứng.

Hiện tượng cảm ứng điện từ được xem là một trong những hiện tượng quan trọng trong vật lý đã góp phần đưa văn minh nhân loại sang một giai đoạn mới – giai đoạn sử dụng năng lượng điện. Và hiện tượng cảm ứng điện từ được phát hiện bởi nhà vật lý Michael Faraday. 


3. Xác định chiều dòng điện cảm ứng bằng định luật Len-xơ

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ba đầu qua mạch kín đó.


4. Suất điện động cảm ứng

Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng. Kí hiệu : éc

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp. (ảnh 3)

với ΔΦ : độ biến thiên từ thông qua mạch kín (Wb), ΔΦ = Φ2 – Φ1

    Δt : thời gian từ thông biến thiên qua mạch (s)

    “ – “ : dấu trừ biểu thị định luật Len-xơ

(Độ lớn) suất điện động cảm ứng là đại lượng đặc trưng cho tốc độ biến thiên của từ thông được xác định bởi biểu thức:

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp. (ảnh 4)

 (chiều áp dụng định lý Lenxo )

Chú ý: Nếu từ trường từ Bđến B2 thì:

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp. (ảnh 5)

Nếu diện tích vòng dây thay đổi từ S1 đến S2 thì : 

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp. (ảnh 6)

Nếu góc xoay thay đổi từ α1 đến α2 thì:

Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp.(ảnh 7)

Cường độ dòng điện cảm ứng qua mạch kín:   

với R: điện trở khung dây


5. Bài tập vận dụng

Câu 1. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định nằm ngang.

          A. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, sau khi nam châm xuyên qua thì ngược kim đồng hồ.

          B. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, sau khi nam châm xuyên qua thì cùng kim đồng hồ.

          C. không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.

          D. Dòng điện cảm ứng luôn cùng kim đồng hồ.

Câu 2. Khi cho nam châm xuyên qua vòng dây treo như hình vẽ thì chúng tương tác hút hay đẩy.

          A. Luôn đẩy nhau

          B. Ban đầu hút nhau, sau khi xuyên qua thì đẩy nhau.

          C. Ban đầu đẩy nhau, sau khi xuyên qua thì hút nhau.

          D. Luôn hút nhau

Câu 3. Khi cho khung dây kín chuyển động ra xa dòng điện thẳng dài I1 như hình vẽ thì chúng sẽ

          A. đẩy nhau                                          

         B. hút nhau

        C. hút hay đẩy phụ thuộc tốc độ            

        D. không tương tác

Câu 4. Cho dòng điện thẳng cường độ I. Khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ đặt gần dòng điện thẳng, cạnh MQ song song với dòng điện thẳng. Trong khung dây không có dòng điện cảm ứng khi

       A. khung quay quanh cạnh MQ             

       B. khung quay quanh cạnh MN

       C. khung quay quanh cạnh PQ              

       D. khung quay quanh trục là dòng điện thẳng I

Câu 5. Một khung dây phẳng có diện tích 12cm² đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10–2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Tính độ lớn từ thông qua khung

       A. Φ = 2.10–5Wb     

      B. Φ = 3.10–5Wb     

      C. Φ = 4.10–5Wb   

      D. Φ = 5.10–5Wb

Câu 6. Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó

          A. 0°                       B. 30°                     C. 45°                     D. 60°

Câu 7. Một khung dây phẳng diện tích 40cm² gồm 200 vòng đặt trong từ trường đều B = 2.10–4T, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30°. Người ta giảm đều từ trường đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ trường biến đổi

           A. 4.10–3 V                                    B. 8.10–3V              

           C. 2.10–3 V                                   D. 4.10–2 V

Câu 8. Dòng điện Phucô là

          A. dòng điện chạy trong vật dẫn

          B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên.

          C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường

          D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện

Câu 9. Chọn câu phát biểu sai khi nói về dòng điện Phucô

          A. Hiện tượng xuất hiện dòng điện Phucô cũng là hiện tượng cảm ứng điện từ

          B. chiều của dòng điện Phucô cũng được xác định bằng định luật Jun – Lenxơ

          C. dòng điện Phucô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại

          D. dòng điện Phucô có tính chất xoáy.

Câu 10. Khung dây có tiết diện 30cm² đặt trong từ trường đều B = 0,1T. Mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ. Trong các trường hợp nào suất điện động cảm ứng trong mạch bằng nhau. (I) quay khung dây trong 0,2s để mặt phẳng khung song song với đường cảm ứng từ. (II) giảm từ thông xuống còn một nửa trong 0,2s. (III) tăng từ thông lên gấp đôi trong 0,2s. (IV) tăng từ thông lên gấp ba trong 0,3s

          A. (I); (II)                                     B. (II); (III)              

         C. (I); (III)                                    D. (III); (IV)

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 27/03/2022