logo

Hãy nêu cấu tạo và đặc tính của nam châm vĩnh cửu

icon_facebook

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Hãy nêu cấu tạo và đặc tính của nam châm vĩnh cửu?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lý 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Hãy nêu cấu tạo và đặc tính của nam châm vĩnh cửu

- Nam châm vĩnh cửu là một vật thể được làm từ vật liệu được từ hóa.

- Nam châm vĩnh cửu nào cũng có 2 cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.

- Người ta sơn các màu khác nhau để phân biệt các từ cực của nam châm, cực Bắc có ghi chữ N, cực nam có ghi chữ S.

Hãy nêu cấu tạo và đặc tính của nam châm vĩnh cửu

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về nam châm vĩnh cửu nhé!


Kiến thức về nam châm vĩnh cửu


1. Đặc điểm của nam châm vĩnh cửu

- Hút sắt hoặc bị sắt hút (ngoài ra còn hút niken, coban, gađolini…)

- Ở hai từ cực của nam châm hút sắt mạnh nhất

+ Nam châm hầu như không hút đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ

+ Luôn có hai cực, cực Bắc (N) sơn đỏ và cực Nam (S) sơn xanh hoặc trắng

 + Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

- Khi một nam châm thẳng bị gãy thì chúng sẽ tạo thành các nam châm nhỏ


2. Kim nam châm

Luôn chỉ hướng Bắc-Nam địa lý (la bàn)

Hãy nêu cấu tạo và đặc tính của nam châm vĩnh cửu (ảnh 2)

3. Ứng dụng

Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản…


4. Bài tập vận dụng

Câu 1: Nam châm vĩnh cửu có tính chất nào dưới đây?

A. Một cực

B. Hai cực

C. Ba cực

D. Bốn cực

Đáp án chính xác: B. Hai cực

Theo lý thuyết về nam châm vĩnh cửu thì nó có hai cực: Cực Bắc và cực Nam

Câu 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác phân biệt được đâu là thanh nam châm, đâu là thanh kim loại?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam thì đó là thanh nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Đáp án chính xác: C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam thì đó là thanh nam châm.

Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây? Chọn đáp án chính xác nhất

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Đáp án chính xác: C. Có thể hút các vật bằng sắt.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây trả lời cho câu hỏi: Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh

B. Chỉ có từ cực Bắc

C. Cả hai từ cực

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

Đáp án chính xác: C. Cả hai từ cực

Câu 5: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Đáp án chính xác: B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Định lý này được phát biểu từ tính chất của nam châm mà ra. Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2022 - Cập nhật : 25/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads