logo

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ

icon_facebook

Câu hỏi: Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ

Trả lời: 

Ảnh của một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Để vẽ được vật sáng AB qua thấu kính hội tu, ta thực hiện như sau:

Chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.

a) Trường hợp tạo ảnh thật

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ

b) Trường hợp tạo ảnh ảo

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 2)

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải chúng mình đi khám phá những kiến thức về bài học Thấu kính hội tụ nhé!


1. Thấu kính hội tụ là gì?

Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc 1 mặt phẳng và 1 mặt cầu. Thấu kính hội tụ cũng là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm, nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính.

a. Đặc điểm của thấu kính hội tụ

- Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 3)

- Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 4)

- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

Trên hình vẽ ta quy ước gọi:

    (Δ) là trục chính

    O là quang tâm

    F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh

    Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 5)

b. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

– Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

– Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự, tức là ảnh thật nằm ngay ở tiêu điểm F

– Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

– Khi khoảng cách từ vật đến thấu kinh bằng với tiêu cự: ảnh thật, ở rất xa thấu kính.


2. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ

a, Trục chính của thấu kính hội tụ

Tia ló truyền thẳng và không đổi hướng khi qua thấu kính được gọi là trục chính

b, Quang tâm của thấu kính hội tụ

Quang tâm O của thấu kính hội tụ là điểm mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng.

c, Tiêu điểm của thấu kính hội tụ

Tiêu điểm F của thấu kính là điểm mà chùm tia tới song song trục chính của thấy kính cho chùm tia ló hội tụ tại điểm này.

Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt: 

+ Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng

+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F’

+ Tia tới qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 6)

d, Tiêu cự của thấu kính hội tụ

Tiêu cự f là khoảng cách từ quang tâm O tới tiêu điểm F (OF = OF’ = f)

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 7)

3. Công thức thấu kính hội tụ

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 8)

- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: 

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 9)

- Quan hệ giữa d,d′ và f: 

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 10)

nếu là ảnh ảo thì 

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 11)

Trong đó:

+ h: chiều cao của vật

+ h′: chiều cao của ảnh

+ d: khoảng cách từ vật đến thấu kính

+ d′: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

+ f: tiêu cự của thấu kính


4. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:

A. 60 cm

B. 120 cm

C. 30 cm

D. 90 cm

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.

B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.

C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.

D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 3: Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?

Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ (ảnh 12)

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 4: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:

A. 20 cm

B. 40 cm

C. 10 cm

D. 50 cm

Câu 5: Đặt vật cao 2cm cách thấu kính hội tụ 16cm thu được ảnh cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:

A. 8cm

B. 16cm

C. 64cm

D. 72cm

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 02/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads