logo

Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi Vị Thái y lệnh là người thế nào?... | Câu 1 trang 164 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (soạn 3 cách)

Câu 1 (trang 164 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:

a) Vị Thái y lệnh là người thế nào? Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".

Soạn cách 1

Các chi tiết nói về Thái y lệnh:

     + Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt và  tích trữ thóc gạo

     + Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngày cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh, bệnh nhân đến chữa bệnh khỏe rồi đi

     + Năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật ở đó, cứu sống hơn ngàn người

     + Có người đến gõ cửa mời gấp ngài đến chữa bệnh cho người đàn bà đang trong cơn nguy kịch, ngà nghe xong đi ngay.

     + Khi đi chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.

     +  Sau khi chữa trị xong cho người đàn bà kia thì ngài đến gặp Trần Anh Vương bày tỏ lòng thành và được ngợi khen tấm lòng lương y

→ Qua những chi tiết trên

Thứ nhất Thái y lệnh là thầy thuốc giỏi, cứu sống được hàng ngày người, khi mà nghe người nọ kể về tình hình người đàn mà ngài biết được bệnh nào nặng, bệnh nào nhẹ để ra tay cứu giúp người nguy nạn trước.

Thứ hai là người yêu dân, hết lòng để cứu, giúp đỡ người, đặc biệt là người nghèo đói, khổ hạnh. Gặp người bệnh thì ông cứu chữa bằng ý đức của mình chứ không dựa vào danh lợi phù phiếm.

Đặc biệt, ngài không sợ quyền y, địa vị, mà luôn làm theo cái tâm của mình, xứng đáng là một lương ý và được nhân dân trọng vọng. Điều này thể hiện rõ qua sự việc  Những hành động của ngài còn được Trần Anh Vương khen ngợi, xứng đáng với mong mỏi của Vương có cả tài năng và đức độ.

b, Câu thoại đáp lại với  quan Trung sứ của Thái y lệnh: «Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu »

- «Tôi có mắc tội » tội ở đây là không theo sứ giả vào cung chữa trị cho bậc quý nhân bị sốt ngay lúc đó, mà đi cứu bệnh nhân nguy cấp trước. Ông hiểu rõ trách nghiệm của mình là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình mà nay lại từ chối hồi cung khẩn cấp. Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.

- Ông con đưa ra lý do vì sao ông không theo sứ gia vao cung luôn, ông người bệnh này khẩn cấp hơn. Việc làm của ông nên được coi trọng và sẽ được Vương gia hiểu, bỏ qua cho Rồi ông cũng cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”

→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân.

Soạn cách 2

Những chi tiết nói về Thái y lệnh Phạm Bân:

- Lấy tiền của mình mua thuốc, mua gạo giúp người nghèo.

- Năm đói kém, dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng, đói khát, bệnh tật.

- Ưu tiên cứu người nguy cấp trước kháng lệnh vua.

a. – Vị Thái y lệnh là người không những có tài chữa bệnh mà còn có lòng nhân hậu, quyết cứu sống người bệnh đến mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ.

- Điều cảm phục nhất là ông dám từ chối vào cung để đi chữa trị cho người bệnh nặng trước. Qua đó thể hiện tài y đức cao của ông.

b. “Ngài đáp: Tôi có mắc tội ... tôi xin chịu tội”: Đây là lời nói của vị Thái y cho thấy tinh thần chịu trách nhiệm trước uy quyền, chấp nhận đặt tính mạng mình sau tính mạng người dân đang nguy kịch.

Soạn cách 3

a)

- Các chi tiết về thái y lệnh:

     + Đem hết của cải trong nhà ra mua thuốc, thóc gạo để tích trữ, hễ gặp ai khó khăn liền mang ra giúp đỡ.

     + Những năm đói khát, dịch bệnh thái y lệnh đã làm nhà cho những người bệnh tật, nghèo khổ, từ đó cứu sống hàng nghìn người.

     + Ưu tiên chữa bệnh cho người bệnh nặng trước, không sợ đắc tội Trần Anh Vương mà phải mất mạng.

    + Được Trần Anh Vương khen là một bậc lương y chân chính, có lòng nhân đức.

 Từ có có thể thấy: Thái y lệnh là mang trong mình lòng y đức của bậc lang quân, luôn đặt người bệnh lên trên hết, sẵn sàng chấp nhận đánh đổi cả mạng sống vì người bệnh.

- Chi tiết khiến ta cảm phục nhất  là khi thái y lệnh từ chối vào cung mặc cho những lời đe dọa từ sứ giả do vương sai tới, ưu tiên cứu người bệnh nặng trước.

 b) - “Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội.”

  Từ đó cho thấy ở thái y lệnh Phạm Bân là tinh thần trách nhiệm, tấm lòng y đức chân chính, đặt người bệnh lên trên sự sinh tử của bản thân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021