Câu hỏi: Hãy kể ra một số thành tựu khác của vật lí thực nghiệm
Lời giải:
Một số thành tựu của Vật lí thực nghiệm có thể kể đến như:
- Galilei chế tạo thành công kính thiên văn vào năm 1609 và mở đầu cho kỉ nguyên nghiên cứu vũ trụ.
- Newton nghiên cứu hiện tượng tán sắc ánh sáng, chứng minh ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc mà là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu trải dài liên tục từ đỏ đến tím. Ngoài ra, Newton cũng nêu ra giả thuyết ánh sáng có tính chất hạt.
- Michael Faraday (Mai-cơn Pha-ra-đây) (1791 – 1867) nghiên cứu các hiện tượng về điện từ và mối quan hệ tương hỗ giữa điện và từ hay còn gọi là hiện tượng cảm ứng điện và từ. Đây là cơ sở cho sự ra đời của máy phát điện xoay chiều.
- Thomas Young (Tho-mát Y-âng) (1773 – 1829) thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng, từ đó chứng minh ánh sáng có tính chất sóng.
* Vật lí thực nghiệm
Vật lý thực nghiệm là một phần của vật lý học chuyên sâu về các phương pháp thí nghiệm và quan sát, để tạo tiền đề phát triển cũng như để kiểm chứng vật lý lý thuyết.
Phương pháp thực nghiệm ra đời đã giải quyết những vấn đề thực tiến mà Aristotle không giải quyết được. Kể từ khi phương pháp thực nghiệm ra đời, các nhà vật lý đi tìm chân lý khoa học không phải bằng những cuộc tranh luận triền miên mà bằng cách tiến hành các thí nghiệm. Từ đó, thúc đẩy quá trình phát triển của Vật lý học và các cuộc cách mạng công nghiệp
* Newton nghiên cứu hiện tượng tán sắc ánh sáng
Newton đã thực hiện thí nghiệm như hình sau:
Sau khi thực hiện thí nghiệm, ông thu được các kết quả sau:
Vệt sáng F’ trên màn M bị dịch xuống phía đáy lăng kính, đồng thời trải dài thành một dải nhiều màu, từ trên xuống dưới lần lượt là: đỏ, cam. vàng, lục, lam, chàm, tím.
Đây được gọi là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời.
Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng.
Hiện tượng trên chính là tán sắc ánh sáng gây ra bởi lăng kính P.
* Thomas Young (Tho-mát Y-âng) (1773 – 1829) thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng
Năm 1805, Thomas Young làm thí nghiệm Giao thoa ánh sáng với dụng cụ mà ngày nay ta gọi là Hai khe Young.
Ông dùng một cái gương để hướng chùm tia ánh sáng mảnh để chiếu sáng 2 khe nhỏ và quan sát được những dải sáng tối ở trên tường (vân giao thoa).
Thí nghiệm của Young minh chứng sự lan truyền của ánh sáng như những sóng.
Năm 1924, nhà vật lý Pháp Louis de Broglie cho rằng chùm electron hoặc hạt vật chất khác cũng có những thuộc tính sóng.
Thí nghiệm kiểm tra tính chất sóng của electron: Hai ông Davisson và Germer lặp lại thí nghiệm khe Young bằng chùm electron và quan sát được các vân giao thoa của electron.