Câu hỏi: Hãy chọn một trong các công nghệ mới, trình bày bản chất công nghệ, khả năng ứng dụng và các tác động của công nghệ đó đến gia đình em?
Lời giải:
Công nghệ năng lượng tái tạo có bản chất là tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, …
Trong số đó, năng lượng mặt trời ít gây ô nhiễm môi trường, có thể tạo ra kinh tế cho gia đình em khi nguồn điện được tạo ra lớn hơn nhu cầu sử dụng trong nhà mà có khả năng được ứng dụng cao trong gia đình em để tạo nguồn năng lượng sạch
Bổ sung kiến thức về năng lượng tái tạo: khái niệm, ưu nhược điểm và thực trạng nguồn năng lượng tái tạo hiện nay ở Việt Nam
Khái niệm năng lượng tái tạo
- Năng lượng tái tạo là năng lượng hữu ích được thu thập từ các tài nguyên tái tạo, được bổ sung một cách tự nhiên theo chu kỳ thời gian của con người. Năng lượng đó bao gồm các nguồn trung hòa cacbon như ánh sáng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Năng lượng tái tạo hoàn toàn trái ngược với nhiên liệu hóa thạch, đang được sử dụng nhanh hơn nhiều so với nguồn năng lượng khác.
- Năng lượng tái tạo thường được áp dụng trong bốn lĩnh vực quan trọng: Phát điện, làm mát / làm mát không khí và nước, giao thông vận tải và các dịch vụ năng lượng nông thôn.
Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo
Ưu điểm
- Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Nhiều ứng dụng từ nguồn năng lượng này rất hữu ích, giúp tiết kiệm điện năng cho các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp.
- Đó là nguồn năng lượng lớn không sợ cạn kiệt, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu, và địa điểm khác nhau.
- Do nó là nguồn năng lượng từ thiên nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, cũng như độ bền cao hơn gấp nhiều lần.
Nhược điểm
- Điểm trừ của năng lượng tái tạo là chi phí đầu tư ban đầu thường cao, hiệu suất hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên. Năng lượng tái tạo rất khó khăn để sản xuất một lượng điện lớn.
Thực trạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay
- Xét thấy năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, không gây ô nhiễm trong quá trình chuyển đổi. Vì thế theo Bộ Công thương, xét đến 2030 đặt mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng tái tạo. Với tổng số giờ nắng lên đến 2.500 giờ/năm là điều kiện tốt để phát triển công nghệ năng lượng mặt trời. Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án năng lượng mặt trời tập trung ở các tỉnh phía Trung và phía Nam mang lại cho chính phủ và cộng đồng nhiều lợi ích.
- Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài 3.200km và có tốc độ gió ở Biển Đông hàng năm là 6m/s, phát triển năng lượng gió ở Việt Nam có nhiều triển vọng lớn. Song phát triển điện gió đang có những bước tiến khá chậm và nguyên nhân do có quá nhiều rào cản, khó khăn về pháp lý, kỹ thuật, kinh phí và nhân lực.