Câu hỏi: Hãy cho biết hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ nào? Kể tên một số lĩnh vực công nghệ mà em biết?
Lời giải:
- Lĩnh vực công nghệ mà hình 1.2b mô tả là: Lĩnh vực khoa học.
- Một số lĩnh vực công nghệ mà em biết:
+ Lĩnh vực công nghệ vật lý
+ Lĩnh vực công nghệ số
+ Lĩnh vực công nghệ hóa học
+ Lĩnh vực công nghệ điện
+ Lĩnh vực công nghệ xây dựng
+ Lĩnh vực công nghệ sinh học
+ Lĩnh vực năng lượng và môi trường
+ Lĩnh vực cơ khí
Kiến thức mở rộng về công nghệ số, vai trò của công nghệ số đem lại
Công nghệ số
- Công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghê mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
- Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data,… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới. Có thể hiểu, chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số hóa.
- Ở mức công nghệ số này thì ứng dụng sẽ mở ra những dạng thức đổi mới, sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ”.
Lợi ích của công nghệ số đem lại cho doanh nghiệp
- Xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào trong quản lý toàn diện, sẽ kết nối được các phòng ban lại với nhau, giúp quá trình thông báo, xử lý hay đưa ra quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng.
- Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Khi các phòng ban có sự kết nối, thì việc xem báo cáo, các khoản thu chi của các phòng ban trở nên dễ dàng đối với CEO.
- Tối ưu hóa năng suất nhân viên: chuyển đối số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được những công việc có giá trị gia tăng thấp, mà không cần phải trả phí. Vì vậy, nhân viên sẽ có nhiều thời gian để nâng cao chuyên môn và thực hiện những công việc mang lại giá trị cao hơn.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp nào sử dụng nền tảng số hóa thì có thể triển khai và vận hành hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn những doanh nghiệp không sử dụng quá trình số hóa.
Thời đại công nghệ số 4.0
- Nếu chỉ định nghĩa thời đại công nghệ 4.0 ( hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4) là tập hợp bao gồm tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật và hệ thống mạng Internet thì nhiều người sẽ nghĩ rằng thời đại công nghệ số chỉ là một phần mở rộng của thời đại kỹ thuật số lần thứ 3. Nhưng không, thời đại công nghệ số được coi như một kỷ nguyên khác biệt, vì sự ảnh hưởng của nó rất lớn. Cuộc cách mạng này dự kiến sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại.
- Đối với ngành công nghiệp, Công nghệ 4.0 đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia và tạo ra sự thay đổi lớn theo cách phi tuyến tính với tốc độ chưa từng thấy. Khi triển khai các công nghệ thông minh trong nhà máy và môi trường làm việc, các máy móc sẽ được kết nối để tương tác với nhau và với con người trên một không gian mạng duy nhất. Hệ thống điều khiển nhà máy thông minh cho ta khả năng trực quan hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và, thậm chí có thể đưa ra quyết định một cách tự chủ.