Việc xác định các ranh giới mảng giúp người ta phân chia vỏ thạch quyển của Trái Đất thành 8 mảng kiến tạo chính:
+ Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi - mảng lục địa
+ Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng lục địa
+ Mảng Australia gồm toàn bộ Australia - mảng lục địa
+ Mảng Ấn Độ gồm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Ấn Độ Dương - mảng lục địa
+ Mảng Á-Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng lục địa
+ Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc Siberi - mảng lục địa
+ Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa
+ Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình Dương -mảng đại dương
Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.
- Các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như: tách rời nhau, xô vào nhau, tạo hút chìm và trượt bằng.
* Ví dụ:
+ Tách rời nhau: xảy ra hiện tượng phun trào măcma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa,... => sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời giữa mảng Âu - Á và mảng Bắc Mỹ
+ Xô vào nhau: làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi cao => các vực biển (vực Ma-ri-a-na (Marian),...), sinh ra động đất, núi lửa (đảo núi lửa Phi-lip-pin (Philippines) giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Phi-líp-pin),...
+ Tạo hút chìm: nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi => dãy Coóc-đi-e (Cordillera) ở Bắc Mỹ; dãy An-đét (Andes) ở Nam Mỹ;…
+ Trượt bằng: tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc => vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a (California) giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.