Câu hỏi: Hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng chống bạo lực học đường?
Lời giải:
Những việc em đã làm để phòng chống bạo lực học đường là:
+ Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.
+ Thông báo cho giáo viên, người lớn khi có bạo lựa học đường
* Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay tại Việt Nam
Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó.
Đáng chú ỳ là những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị.
Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở những đối tượng là nam giới mà còn cả ở nữ giới (Đặc biệt đối với cấp bậc THCS và THPT) ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
Trung bình chỉ trong khoảng thời gian một năm học xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường trong phạm vi trong và ở ngoài nhà trường. Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì đánh nhau.
Trong đó thì có hơn 75% các trường hợp bạo lực có đối tượng là ở học sinh và sinh viên. Hiện nay thì tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Ở Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau tác động đến thể chất mà còn nhiều hành vi tấn công về mặt tinh thần như hâm dọa, chửi rủ