logo

Gồm nhiều khối núi và cao nguyên ba dan, địa hình có sự bất đối xứng giữa sườn đông và sườn tây

Câu hỏi: Gồm nhiều khối núi và cao nguyên ba dan, địa hình có sự bất đối xứng giữa sườn đông và sườn tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi

A. Trường Sơn Nam.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Bắc. 

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Trường sơn nam

Gồm nhiều khối núi và cao nguyên ba dan, địa hình có sự bất đối xứng giữa sườn đông và sườn tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường sơn nam.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các dạng địa hình ở Việt Nam nhé!


1. Khu vực đồi núi

Kiểu địa hình núi ở Việt Nam bao gồm các núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m, núi trung bình có độ cao trung bình từ 1000m đến 2000m và núi cao có độ cao trên 2000m. Kiểu địa hình núi có đặc điểm chung là có độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn, về ngoại hình thường là các khối núi hoặc các dãy núi, có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn.

a) Vùng núi Đông Bắc

+ Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.

+ Hướng vòng cung

+ Chủ yếu là đồi núi thấp

+ Gồm bốn cánh núi cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông

+ Thung lũng: Sông Cầu, sông Thương, Lục Nam

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đây là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.

- Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.

- Hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam.

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.

+ Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m

Gồm nhiều khối núi và cao nguyên ba dan, địa hình có sự bất đối xứng giữa sườn đông và sườn tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi

– Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng.

+ Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ ba dan

+ Đồi trung du (rìa phía Bắc, phía tây Đồng Bằng sông Hồng thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miền Trung, phần lớn là thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi tác động của dòng chảy.


2. Khu vực đồng bằng

– Địa hình đồng bằng ở Việt Nam thuộc bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thố tiếp giáp với Biển Đông.

– Địa hình đồng bằng có đặc điểm chung là rất bằng phẳng, tuyệt đại bộ phận có độ cao thấp, thường không vượt quá lõm, được bồi đắp bằng các trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con sông lớn trên các vùng trũng, sụt lún mạnh.

– Địa hình đồng bằng điển hình nhất ở Việt Nam là ở hai vùng đồng bằng lớn, đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra cũng còn một sô nét riêng ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung.

– Đồng bằng châu thố hạ lưu các sông lớn.

+ Đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40.000 km2, cao trung bình là 2 đến 3 m so với mực nước biển. Không có đê, mùa lũ nhiều vùng trũng bị ngập úng sâu.

 + Đồng bằng sông Hồng diện tích khoảng 15.000 km2, cao hơn, có hệ thống đê điều. Các vùng trong đê không được phù sa bồi đắp hằng năm.

– Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung: gồm nhiều đồng bạng nhỏ hẹp, diện tích khoảng 15.000 km2, đất kém phì nhiêu, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá.

– Địa hình bờ biển và thềm lục địa

+ Bờ biển nước ta dài 3260km

+ Có 2 dạng chính:

Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …

Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.

icon-date
Xuất bản : 25/12/2021 - Cập nhật : 29/12/2021