Đà Lạt là thành phố cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350km về phía Tây Bắc. Nhờ ở độ cao đó nên khí hậu Đà Lạt rất mát lành. 1893, Bác sĩ Alexandre Yersin đã làm một công trình khảo sát tỉ mỉ về phong thể Đà lạt và đề nghị toàn quyền Doumer chọn nơi này làm trạm điều dưỡng cho những người đau bệnh. 1916, Đà lạt vẫn còn là khu thị tứ nhỏ với gần mười căn nhà gỗ đơn sơ bên thác Cam Ly, phục vụ khách du lịch. Từ 1920 đến 1936, thành phố này được thành lập kèm theo việc bầu ra một hội đồng thành phố. Trải qua nhiều năm tháng lịch sử, Đà Lạt dần dần được phát triển, tôn tạo những vẻ đặc sắc, khí hậu Đà Lạt tương tự như vùng ôn đới: nhiệt độ từ 16 – 24°c. Rừng Đà Lạt có nhiều cây quý. Núi không cao nhưng tập trung khắp nơi với nhiều hẻm vực, hoa trái. Đà Lạt là xứ sở của những kì hoa, dự thảo từ những loài hồng, loài lan quý hiếm xa xưa mang tên người nữ vương, danh tiếng bên Âu Châu. Cho đến những giống hoa mới mang về từ Ba Lan như ly, hoa hồng, phong lan, địa lan. Và nhiều loài hoa khác rực rỡ khắp nơi bao phủ mọi nẻo đường Đà Lạt. Hoa hồng Đà Lạt thân to, hoa lớn với những màu được ưa chuộng là hồng nhung, hồng bê bê, hồng bạch, hồng vàng nó được trồng bằng cách ghép cành, cắt cành vặt công phu những bông hoa tốt nhất được đưa đi xuất khẩu. Phong lan Đà Lạt có nhiều giống quý hiếm như lan hài, lan vũ nữ, lan Cát-ley-a, Ngọc điểm… đó là những giống hoa vừa cho sắc vừa cho hương, vừa đẹp, vừa bền. Lan được đặt cho một cái tên là “vương giả chi hoa”. Hoa ly là loài hoa có nhiều cánh, có màu trắng tinh, hương thơm nhẹ thường được thờ trong thánh đường. Hoa màu vàng tươi thắm nhưng không hương. Hoa màu hồng gấm có hương nồng nàn nhất, có những đốm nâu lấm tấm, thường được dùng trong lễ cưới, tiệc tùng và các loại hoa được trồng ở công viên Đà Lạt, những tên đặc sắc hình dáng thì đặc biệt như cẩm tú cầu, ly, pense, forget me not… Vì Đà Lạt là xứ lạnh nên rau trái cũng rất tươi tốt, phong phú, từ xưa Đà Lạt đã trồng được các loại rau ôn đới như su hào, bắp cải, bông cải, cà rốt. Gần đây Đà Lạt lại nhập về giống loại trái như đào, mận, nho, bông cải tím, bắp cải tím.
Nhưng nói đến Đà Lạt không thể quên những cảnh thiên nhiên. Nó là niềm vui vô tận với khách phương xa, phải thăm thác Camly, hồ Than Thở, thác Đa-Tăng-La… lại còn thác Fren cách Đà Lạt 15km, thấp hơn mặt đường chừng 20m. Đứng dưới nhìn lên, thác đổ từ trên cao, bắn ra những tia nước nhỏ li ti hợp thành một lăng kính hiện ra đủ màu sắc của cầu vồng trước ánh mặt trời. Đó là chưa kể những mái chùa thu hút khách trong và ngoài nứớc, do các cao tăng trụ trì như Trúc Lâm thiền viện do thầy Thanh Từ xây dựng, những dinh thự và biệt thự đẹp mang dấu tích lịch sử của vị vua cuối cùng của nước ta như Dinh I, Dinh II, Dinh III và biệt thự Hằng Nga.
Đà Lạt còn nhiều danh lam thắng cảnh có tên tuổi như đồi Mộng Mơ, thung lũng Tình Yêu …. hoặc những kì hoa dị thảo nơi nơi không tên tuổi. Một người nước ngoài đã nói: “Không thể nói rằng đã thăm Việt Nam nếu không tới thăm Đà Lạt”. Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng, là chốn thơ mộng mà ai trong chúng ta đều không thể nào quên nếu muốn bỏ chốn thị thành náo nhiệt để tìm đến thiên nhiên tươi xanh.
Hà Nội! Không chỉ là thủ đô của nước Việt Nam. Không chỉ là trung tâm chính trị của nước nhà. Nó là một địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể xóa nhòa. Nói đến Hà Nội, người dân Hà Nội, luôn có những hình ảnh đẹp đẽ trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Những địa danh, những hình ảnh, những địa điểm tại đất Thăng Long ai ai cũng muốn tham quan, được đi đến. Trong đó có Hồ Gươm. Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nó còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết, Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần kim quy đã giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược. Sự tích trả gươm rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên “Hồ Gươm” hay “Hồ Hoàn Kiếm” ngày nay thay cho tên “Hồ Lục Thủy” ngày xưa. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo nên đổi tên thành Đền Ngọc Sơn. Năm 1864, trên gò Ngọc Bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng. Tóm lại, Hồ Gươm vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử, vừa là dấu ấn là tri kỉ của Hà Nội, người Hà Nội. Hơn hết, Hồ Gươm còn là địa điểm du lịch, nơi nghỉ ngơi vui chơi học tập của mọi người. Hãy đến với Hồ Gươm, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những gì mà tôi nói. Hồ Gươm – một địa điểm tuyệt vời giữa lòng Hà Nội.
Là ngôi chùa có lịch sử lâu đời,gắn liền với những nét văn hoá đặc sắc, chùa được phong tặng danh hiệu di tích lịch sử vào năm 1962, là địa điểm thu hút nhiều du khách.
Chùa Dâu được xây dựng vào năm 187, hoàn thành năm 226, trải qua nhiều triều đại chùa được tu sửa và vẫn giữ được nguyên nét cổ kính đến ngày hôm nay. Trải qua nhiều biến cố nhưng chùa vẫn đứng hiên ngang, là nhân chứng về lịch sử giữ nước của nhân dân ta.
Chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam, là nơi được giao thoa giữa phật giáo Ấn Độ. Chùa toạ lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong khu di tích gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ, lăng mộ Sĩ Tiếp.
Chính bởi những nét văn hoá lâu đời nên chùa đã thu hút đông đảo du khách tới đây thăm quan và tìm hiểu lịch sử, đặc biệt vào dịp lễ hội chùa Dâu. Là ngôi chùa mang nét đẹp cổ kính với lối kiến trúc độc đáo,bạn sẽ được thăm quan tiền đường, thiêu hương, thượng điện khi tới đây. Trong mỗi khu vực đều đặt tượng của những vị thánh thần như Diêm Vương, tám vị Kim Cương, bà Dâu, bà Đậu,… Ngoài ra chùa còn có nhiều bức tượng Phật như quan âm bồ tát, Đức Ông.
Ngoài sân là tháp Hoà Phong, tháp được xây dựng bằng gạch trần cỡ lớn, loại gạch này được nung thủ công trong nhiều giờ. Tháo có độ cao 9 tầng nhưng hiện chỉ còn lại 3 tầng với chiều cao 17 mét, trong tháp có một quả chuông đồng và một chiếc khánh, và tượng 04 vị thần cai quản 4 phương trời.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một phần của khu du lịch Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, được khánh thành vào ngày 19-9-2010 nhân dịp chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Từ nội thành đi tới đây mất quãng đường dài khoảng 40 km. Đây là địa danh với nhiều điểm tham quan hấp dẫn. Với diện tích khoảng 198,61 ha, khu các làng dân tộc chia làm 4 cụm làng tương ứng với từng vùng miền khác nhau. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam được thiết kế với kiến trúc tái hiện lại các làng, bản của các dân tộc nhằm giới thiệu và bảo tồn và phát triển giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo.
Từ cổng vào, du khách có thể thuê xe điện để được đưa đến những khu làng của các dân tộc khác nhau với mức vé phải chăng: 30000đ/người lớn và trẻ em dưới 6 tuổi thì được miễn phí vé vào. Hành trình đến thăm trình tự các làng tùy theo nhu cầu của du khách. Điểm cuối cùng là Tháp Chàm, chùa Khơ –me. Chùa Khơ me được xây dựng với màu vàng óng bao trùm. Chùa được thiết kế mái nhọn, trần rộng, có các cột trụ lớn, bên trong đặt một tượng Phật lớn. Tháp Chàm cao 21 m, nối cổng vào là tháp Đông, khu tháp này được thiết kế tương đối giống với tháp của người Chăm và được làm bằng đất sét nung. Tiếp theo du khách có thể tới tham quan khu nhà Tây Nguyên với các nhà sàn mô phỏng, bên trong khu nhà sàn rất mát mẻ, còn có khu nhà sàn phục vụ du khách nghỉ ăn trưa. Nhà rông được xây dựng rất to với cấu trúc mái cao đặc trưng. Từ đây du khách có thể di chuyển tới làng văn hóa các dân tộc Thái với cánh đồng hoa tam giác mạch, khu nhà chính và thưởng thức nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được biểu diễn bới chính nghệ nhân thuộc các dân tộc,… Phong cảnh nơi đây tương đối thanh bình và thoáng đáng, thích hợp để thư giãn.
Tại khu du lịch, du khách sẽ thường xuyên được tham gia lễ hội. Các lễ hội đặc biệt thu hút khách du lịch tham gia. Thông qua đó, giá trị của làng được quảng bá. Lễ hội mùa xuân thường được tổ chức vào dịp đầu năm, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như đu quay, ném còn,..
Có thể khẳng định rằng, Làng Văn hoá – Du lịch các Dân tộc Việt Nam là nơi tái hiện những giá trị văn hoá đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam. Thông qua các địa điểm tham quan độc đáo cùng những hoạt động văn hóa, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú và hấp dẫn, tái hiện chân thực bản sắc dân tộc, làng văn hóa các dân tộc đã giúp mỗi người khi đến đây bồi đắp thêm cho mình tình yêu đất nước và tinh thần đoàn kết với các dân tộc anh em.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh".
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và Vịnh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.