Câu hỏi: Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa Phật giáo hoặc Hin-đu giáo của Ấn Độ
Lời giải:
Công trình tháp Chăm là văn hoá tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hoá và tôn giáo Ấn Độ:
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là tên gọi thông dụng trong tiếng Việt để chỉ kiến trúc đền tháp Chăm Pa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (Hindu, Phật giáo) của dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
Kiến thức mở rộng về văn hóa phật giáo của Ấn độ
Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ
Phật giáo là một tôn giáo lớn ở trên thế giới, mà đã phát sinh trong và xung quanh vương quốc cổ Magadha (nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ), và được dựa trên những lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama), người được coi là "Phật" (người thức tỉnh). Phật giáo đã lan truyền ra bên ngoài nước Magadha trong khi Đức Phật còn sống.
Dưới thời trị vì của vua Ashoka nhà Maurya – một Phật tử mộ đạo, cộng đồng Phật giáo chia thành hai nhánh: Đại chúng bộ và Phật giáo Nguyên thủy (Sthaviravāda). Hai nhánh này lại truyền bá ra khắp Ấn Độ và chia thành nhiều tiểu phái. Trong thời hiện đại, hai chi nhánh lớn của Phật giáo còn tồn tại: Nam Tông (Theravada) ở Sri Lanka và Đông Nam Á, và Bắc Tông suốt dãy Himalaya và Đông Á.
Việc thực hành Phật giáo như là một tôn giáo riêng biệt và có tổ chức mất ảnh hưởng sau khi triều đại Gupta (khoảng thế kỷ thứ 7), và biến mất hoàn toàn ở tại nước nơi mà nó bắt nguồn vào đầu thế kỷ 13 bởi sự huỷ diệt của quân đội chính quyền Hồi giáo từ bên ngoài, nhưng nó không phải không để lại tác động lớn đáng kể. Thực hành Phật giáo phổ biến nhất và Phật giáo hiện diện lớn ở khu vực Himalaya như Sikkim, Ladakh, Arunachal Pradesh, các khu vực đồi núi Darjeeling ở Tây Bengal, khu vực Lahaul và Spiti vùng trên Himachal Pradesh. Những di tích cũng được tìm thấy ở Andhra Pradesh, nguồn gốc của Phật giáo Đại thừa. Phật giáo đã chính thức xuất hiện trở lại ở tại Ấn Độ vào giữa thế kỷ 20, bắt đầu từ phong trào Phật giáo Dalit do Bhimrao Ambedkar đứng đầu để đẩy mạnh và xúc tiến việc cải đạo cho người dân Ấn Độ từ Hindu giáo sang thành Phật giáo. Theo Thống kê dân số năm 2010, Phật tử chiếm khoảng 0,8% dân số Ấn Độ, hoặc 9.250.000 người.
Kiến trúc Ấn Độ bị ảnh hưởng rất nhiều từ các tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo,...
Kiến trúc Ấn Độ giáo
Kiến trúc Ấn Độ Giáo nổi bật bởi các ngôi đền ngoài trời thay thế cho các chùa chiền ẩn trong hang động mang màu sắc huyền bí khác. Kiến trúc đền thờ tại Ấn Độ thường được tạo nên bởi đá núi lửa nguyên khối.
Đến đây, du khách sẽ phải ngạc nhiên với những đền thờ được xây bằng gạch cùng những tòa tháp vô cùng đồ sộ khác. Ở miền nam Ấn Độ, các đền thờ còn được điêu khắc tam quan ở các bức tường bao quanh điện thờ hoặc được trang trí với nhiều tác phẩm nghệ thuật vô cùng nổi tiếng khác.
Kiến trúc Phật giáo
Phật giáo luôn là đề tài phong phú cho mọi khía cạnh của cuộc sống từ học thuật đến kiến trúc. Đặc biệt, trong nền nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, Phật giáo có sự ảnh hưởng vô cùng sâu sắc.
Kiến trúc Phật giáo Ấn Độ có hai loại hình chủ yếu. Loại hình thứ nhất là nơi thờ phụng các thánh tích (Xá lợi) của Phật, thường mang hình dáng là các tháp được trang trí công phu tạo nên cảm giác huyền bí. Loại hình thứ hai là các chùa, chiền - nơi thờ phụng các bức tượng Phật và cũng là nơi để các nhà tu hành ở lại và thiền tịnh.
Các đền thờ ở Ấn Độ thường được xây dựng và trang trí một cách vô cùng trang nghiêm, lộng lẫy. Đặc biệt, người Ấn có phong tục dát vàng cho các ngôi đền, chùa.