logo

Gió chướng là loại gió gì? Gió chướng vào tháng mấy?

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời “Gió chướng là loại gió gì? Gió chướng vào tháng mấy?” cùng với kiến thức mở rộng về gió chướng là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.


1. Gió chướng là gì?

- Gió chướng là tên gọi khác của gió mùa Đông Bắc và gió tín phong được người dân tại Nam Bộ sử dụng.

- Theo các nhà khoa học về khí tượng thủy văn: Việt Nam và các nước Đông Nam Á nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Thời gian của hai mùa gần trùng với thời gian ảnh hưởng của hai mùa gió mùa là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đối với vùng biển và ngoài khơi có gió to, sóng lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển.

- Mặt khác, trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc phát triển mạnh vùng biển phía nam biển Đông, trên thượng lưu sông Mê Kông mực nước đang ở vào thời kỳ kiệt nhất, nguồn nước ngọt chảy về hạ lưu rất ít, gió mùa Đông Bắc thổi với hướng gió thẳng góc với mặt cắt ngang của các cửa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long, nên sự xâm nhập mặn có khả năng vào sâu hơn trong các sông. Cũng chính vì những lẽ đó mà nhân dân Nam Bộ gọi gió mùa Đông Bắc là gió Chướng.

- Sự xâm nhập mặn là một trong những yếu tố gây trở ngại lớn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản và ngay cả sinh hoạt của nhân dân. Khi có gió chướng mạnh có thể làm cho độ mặn tăng đột biến làm thiệt hại không ít cho sản xuất.

- Gió chướng là thứ gió của miền Nam, thường thổi mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió từ Đông đến Đông Nam tốc độ khoảng 6 – 7m/s, lúc mạnh có thể lên tới 11 – 17 m/s. Gió có hướng thổi ngược dòng sông Tiền, sông Hậu nên được gọi là gió chướng vì thế gặp lúc thủy triều lên dồn nước vào sâu trong sông đem theo cả mặn vào, ảnh hưởng đến lúa Đông xuân vùng ven biển…

- Ngoài biển, gió chướng gây sóng to biển động trở ngại cho tàu bè đi lại.

Gió chướng là loại gió gì? Gió chướng vào tháng mấy?

2. Thời gian và giai đoạn của gió chướng 

- Hằng năm, mùa gió chướng thường gồm 3 giai đoạn như sau:

+ Gió chướng non: xảy ra vào tháng 10, hướng đông bắc, tốc độ yếu (khoảng 2 – 3 m/s)

+ Gió chướng phát triển: diễn ra vào tháng 1 – tháng 3, có hướng từ đông đến đông nam, tốc độ tương đối mạnh (khoảng 6 – 10 m/s có khi tới 10 – 15 m/s hoặc hơn) nhất là ở vùng ven biển

+ Gió chướng tàn: vào cuối mùa khô, có hướng từ đông nam đến nam, cường độ yếu như gió chướng  non

- Như vậy, gió chướng  thật sự đúng là GC diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, đặc biệt là tại các vùng ven biển. Nhìn vào bản đồ trên của vùng ĐBSCL, chúng ta thấy ngay là GC thổi từ hướng Đông Nam tức là từ phía các cửa sông Cửu Long vào bên trong đất liền, nên đặc biệt các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre và Trà Vinh là những địa phương chịu nhiều ảnh hướng nhứt của gió chướng .

- Đầu mùa, gió chướng chỉ chiếm từ 20% - 30% trong toàn bộ những ngày có gió, nhưng tỷ lệ này tăng dần và đến tháng 2 thì tỉ lệ gió chướng đã chiếm tới trên 73%. Nghiên cứu tương quan giữa gió chướng và mặn cho thấy, khi có gió chướng cấp 5,6 trở lên thì độ mặn sẽ rất cao.

- Thông thường, gió chướng thổi từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2 đến 10 ngày, trong đó các vùng ven biển, cửa sông là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì vậy, người miền Nam rất không thích mùa gió chướng. Các nhà khoa học cũng tìm mọi cách để ngăn xâm nhập mặn vào mùa gió chướng.

Gió chướng là loại gió gì? Gió chướng vào tháng mấy? (ảnh 2)

3. Gió chướng trong văn học miền Nam

- Gió chướng là hiện tượng thiên nhiên diễn ra hằng năm, có ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, nó đã trở thành một đề tài rất quen thuộc của văn học Miền Nam.

Ca Dao:

Đèn lồng treo cột phướng,

Gió chướng thổi hao dầu.

Em có thương thì để dạ,

Chớ có rầu mà hư thân.

Hoa thơm trồng dựa cành rào,

Gió nam, gió chướng, gió nào cũng thơm.

Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ,

Cảm thương nàng có mẹ không cha.

Gió chướng lao xao khúc sông nào, sóng nấy,

Xuồng em bơi giữa dòng, anh thấy anh thương.

Thi Ca:

“Em nhận ra dòng sông quen thuộc quá,

Hương phù sa châu thổ của quê mình,

Mùa gió chướng hoa lục bình nở rộ,

Chuyến đò chiều chở tím cả hoàng hôn.

       (Thơ của Ngọc Hiệp) 

Con về thăm Mẹ mùa gió chướng,

Gió tự đồng xa thổi mát lòng,

Nghe trong ngọn gió mùi rơm rạ,

Có chút mùi hương tóc Mẹ già.

          (Thơ của Phùng Quang Thuận) 

icon-date
Xuất bản : 18/03/2022 - Cập nhật : 18/05/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads