logo

Giao thức truyền thông là gì?

Giao thức truyền thông (tiếng Anh là communication protocol, hay gọi tắt là protocol) hay còn được dịch là giao thức giao tiếp, giao thức liên mạng, giao thức tương tác hay giao thức trao đổi thông tin, là một tập hợp các quy tắc chuẩn cho phép hai hoặc nhiều thực thể trong một hệ thống thông tin liên lạc để trao đổi thông tin, dữ liệu qua các kênh truyền thông. Giao thức sẽ định nghĩa các quy tắc (rule), cú pháp (syntax), ngữ nghĩa (semantics). sự đồng bộ (synchronization) trong quá trình truyền thông và có thể thêm phương pháp khắc phục lỗi trên đường truyền. Giao thức truyền thông có thể được thực thi trên phần cứng, phần mềm hoặc cả ha


Câu hỏi: Giao thức truyền thông là gì? 

Giao thức truyền thông (Protocols) là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.

Giao thức truyền thông là gì?

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi.


1. Mạng máy tính là gì?

- Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.

-  Mạng máy tính bao gồm ba thành phần:

+ Các máy tính;

+ Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;

+ Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.

- Phạm vi kết nối: trong 1 phòng, 1 tòa nhà, toàn cầu,…

- Lợi ích của mạng máy tính

+ Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hoặc đĩa CD không đáp ứng được.

+ Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, các thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,...


2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính

- Để tạo thành mạng máy tính:

+ Các máy tính phải kết nối vật lí với nhau: Phương tiện

Gồm 2 loại: có dây (Cáp truyền thông) và không dây (sóng radio, bức xạ hồng ngoại, sóng qua vệ tinh)

+ Tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất: Giao thức truyền thông 

Giao thức dùng phổ biến nhất hiện này là TCP/IP.

>>> Xem thêm: Truyền thông marketing khó thành công nhất khi?


3. Giao thức truyền thông của mạng hoạt động như thế nào?

Các giao thức truyền thông mạng phân tách các quy trình lớn hơn thành các chức năng và nhiệm vụ nhỏ hơn, riêng biệt, trên tất cả các cấp độ mạng. Trong mô hình tiêu chuẩn, còn gọi là mô hình OSI, sẽ có một hoặc nhiều giao thức mạng xử lý các hoạt động ở mỗi lớp mạng trong quá trình trao đổi.


4. Một số loại giao thức truyền thông phổ biến

Giao thức truyền thông là gì? (ảnh 2)

Transmission Control Protocol (TCP)

Transmission Control Protocol (TCP) là giao thức cốt lõi của Internet Protocol Suite. Transmission Control Protocol bắt nguồn từ việc thực thi mạng, bổ sung cho Internet Protocol. Do đó, Internet Protocol Suite thường được gọi là TCP/IP. TCP cung cấp một phương thức phân phối đáng tin cậy một luồng octet (khối dữ liệu có kích thước 8 bit) qua mạng IP. Đặc điểm chính của TCP là khả năng đưa ra lệnh và kiểm tra lỗi. Tất cả các ứng dụng Internet lớn như World Wide Web, email và truyền file đều dựa vào TCP.protocols

Internet Protoᴄol (IP)

Internet Protoᴄol (IP) là giao thứᴄ ᴄhính trong Internet protoᴄol ѕuite để ᴄhuуển tiếp dữ liệu qua mạng. Chứᴄ năng định tuуến ᴄủa Internet Protoᴄol ᴠề ᴄơ bản giúp thiết lập Internet. Trướᴄ đâу, giao thứᴄ nàу là datagram ѕerᴠiᴄe không kết nối trong Tranѕmiѕѕion Control Program (TCP) ban đầu. Do đó, Internet protoᴄol ѕuite ᴄòn đượᴄ gọi là TCP/IP.

Internet Protocol Suite (TCP/IP)

Internet Protocol Suite hay còn gọi là bộ giao thức liên mạng. Giao thức này là tập hợp các giao thức thực thi protocol stack (chồng giao thức) mà Internet chạy trên đó.

Cũng có thể gọi giao thức này là giao thức TCP/IP. Chúng đều là những giao thức quan trọng trong Internet Protocol Suite. TCP- Transmission Control Protocol và IP - Internet Protocol. Và cũng có thể hiểu Internet Protocol Suite tương tự như mô hình OSI nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt chứ không phải hoàn toàn giống nhau.  Ở các lớp (layer) không phải lớp nào cũng đều tương ứng tốt.

Hypertext Transfer Protocol (HTTP)

HTTP là nền tảng giao tiếp dữ liệu cho World Wide Web. Siêu văn bản (hypertext) là văn bản có cấu trúc sử dụng các siêu liên kết giữa các node chứa văn bản. HTTP là giao thức ứng dụng cho hệ thống thông tin hypermedia (siêu phương tiện) phân tán và kết hợp.

User Datagram Protocol (UDP)

Hoạt động như một giao thức giao tiếp thay thế cho TCP và được sử dụng để thiết lập các kết nối có độ trễ thấp và khả năng chịu lỗi mất thông tin giữa các ứng dụng và mạng Internet.

File Transfer Protocol (FTP)

FTP là từ viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol là giao thức phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích truyền file trên Internet và trong các mạng riêng. Cổng mặc định của FTP là 20/21. Với giao thức này, các máy client trong mạng có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu. Điểm nổi bật là người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang ở xa.

Secured Shell (SSH)

SSH là phương thức chính được sử dụng để quản lý các thiết bị mạng một cách an toàn ở cấp lệnh. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân lớp TCP/IP. SSH thường được sử dụng như sự thay thế cho Telnet, vì giao thức này không hỗ trợ các kết nối an toàn.

Cổng mặc định của SSH là 22.

Simple Mail Transfer Protocol (SMTP)

Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) - giao thức truyền tải thư tín đơn giản, là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng internet. Chúng có chức năng chính là chuyển email từ mail server nguồn đến mail server đích và chuyển email từ người dùng cuối sang hệ thống mail.

Cổng mặc định của SMTP là 25 và cổng SMTPS (được bảo mật) là 465

icon-date
Xuất bản : 17/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022