logo

Giáo án giáo dục quốc phòng 11 bài 2

Tên bài học (chủ đề):     


Bài 2. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

Tiết theo PPCT: 3, 4, 5, 6.

Tuần dạy: 3, 4, 5, 6.


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Nắm được những nội dung cơ bản của luật NVQS, làm cơ sở để thực hiện đúng trách nhiệm, NVQS của mình

2. Thái độ

Sau bài học, học sinh ý thức về:

- Xác định tinh thần, thái độ đúng đắn trong học tập, nghiên cứu luật NVQS; liên hệ xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của HS tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở nhà trường, ở địa phương và xây dựng quân đội

3. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề


II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Giáo án lên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đồng phục học thể dục theo quy định của nhà trường.


III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Tiết 3

1.Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): thời gian 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu nội dung tiết dạy cho học sinh, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh.

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG (KẾT LUẬN)

- Giáo viên làm thủ tục nhận lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

 

 

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp học

 

 - Nhận lớp: Kiểm tra sỉ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

- Kiểm tra bài cũ:  không

- Giới thiệu nội dung dẫn dắt bài học:  luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh giúp cho học sinh nắm vuang quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quận sự

 

- Chú ý lắng nghe

- Nội dung dẫn dắt vào bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Giới thiệu về sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự và khái quát về luật nghĩa vụ quân sự: 35 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu cho học sinh nắm:

+ Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hung cách manh của nhân dân.

+ Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

+ Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH

+ Giới thiệu cho học sinh nắm khái quát về luật nghĩa vụ quân sự

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

 

 

- GV nêu câu hỏi: 1. Sự cần thiết phải ban hành luật NVQS?

 

 

- GV giảng giải kết hợp lấy VD minh hoạ.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nêu câu hỏi: Vì sao phải thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ BVTQ ?

 

- GV giảng giải kết hợp lấy VD minh hoạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV nêu câu hỏi: Vì sao phải

Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ?

 

 

- GV giảng giải kết hợp lấy VD minh hoạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV :gọi học sinh đọc sgk.

-GV :qua em A đọc cho biết luật NVQS gồm có mấy chương  và mấy điều, tóm tắt nội dung cấu trúc của luật.

- GV: bổ sung kết luận

 

- HS trả xem SGK, tìm câu trả lời.

 

 

- HS nghe GV giảng và ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả xem SGK, tìm câu trả lời.

- HS nghe GV giảng và ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả xem SGK, tìm câu trả lời.

- HS nghe GV giảng và ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS thảo luận nhóm 2 em một bàn câu hỏi chủa GV

- HS  xem SGK, tìm câu trả lời.

 

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân:

- Dân tộc ta có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, có lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.

- Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ, đùm bọc “quân với dân như cá với nước”

- Trong quá trình xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện theo 2 chế độ: chế độ tình nguyện (từ 1944 – 1960) và chế độ NVQS (miền Bắc từ 1960, miền Nam từ 1976 đến nay).

2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ BVTQ.

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: “BVTQ là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền QPTD”.

- Hiến pháp khẳng định quyền và nghĩa vụ BVTQ của công dân, nói lên vị trí, ý nghĩa của quyền đó. Cho nên mỗi công dân có bổn phận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đó.

- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình và nhà trường là phải tạo điều kiện cho mọi công dân.

3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Một trong những chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam là tham gia xây dựng đất nước (đất nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH).

- Hiện nay quân đội được tổ chức thành các quân chủng, binh chủng, có hệ thống học viện, nhà trường, viện nghiên cứu… và từng bước được trang bị hiện đại. Phương hướng xây dựng quân đội là: cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước được hiện đại.

- Luật NVQS quy định việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng thường trực, vừa để xây dựng, tích luỹ lực lượng dự bị ngày càng hoàn thiện để sàng động viên và xây dựng quân đội.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Giới thiệu khái quát về luật

Luật NVQS, năm 2005, ngoài lời nói đầu, gồm 11 chương, 71 điều.

+ Chương I: những vấn đề chung, gồm 11 điều.

+ Chương II:  Việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ, gồm 5 điều.

+ Chương III: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ, gồm 4 điều.

+ Chương IV: Việc nhập ngũ và xuất ngũ, gồm 16 điều.

+ Chương V: Việc phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị, gồm 8 điều.

+ Chương VI: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, gồm 4 điều.

+ Chương VII: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị, gồm 9 điều.

+ Chương VIII: Việc đăng kí NVQS, gồm 5 điều.

+ Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Gồm 6 điều.

+ Chượng X: Việc xử lí các vi phạm, điều 69.

+ Chương XI: Điều khoản cuối cùng, điều 70, điều 71.

 

3. Hoạt động cũng cố kiến thức. Thời gian từ 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Học sinh nắm được sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự và giới thiệu khái quát luật nghĩa vụ quân sự

- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện của học sinh.

- Dặn dò, xuống lớp

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG (KẾT LUẬN)

GV : Em hãy nhắc lại nội dung bài học hôm nay

- GV mời 1 học sinh lên hệ thống lại bài học

 

- HS lên trả lời câu hỏi GV

- Học sinh lắng nghe

+ Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân:

  + Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ BVTQ.

  + Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

   + Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân

Tiết 4

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: thời gian 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu nội dung tiết dạy cho học sinh, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh.

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

- Giáo viên làm thủ tục nhận lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

- GV gọi 1 – 2 HS kiểm tra bài cũ

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp học

- HS được goi lên kiểm tra bài cũ

  - Nhận lớp: Kiểm tra sỉ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

- Kiểm tra bài cũ:  Tại sao xây dựng luật NVQS để kế thừa truyền thống dân tộc ?.  

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Giới thiệu về những qui định chung, chuẩn bị cho việc thanh niên nhập ngũ: 35 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu cho học sinh nắm:

+ Nghĩa vụ quân sựu là ve vang.

+ Phục vụ tại ngũ và phục vụ tại ngạch dự bị

+ Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quận sự và độ tuổi nghia vụ quân sự đối với công dân nữ

+ Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị

+ chuẩn bị cho việc thanh niên nhập ngũ

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

- GV: Nêu những quy định chung của luật nghĩa vụ quân sự 2005?

- GV gọi từng nhóm lên trả lời.

- GV nhận xét từng nhóm.

- GV giảng giải, phân tích.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ bao gồm những gì?

- GV giảng giải, phân tích.

 

 

- HS: Thảo luận nhóm 2 em một bàn suy nghĩ tìm câu trả lời.

- HS trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.

 

- HS lắng nghe, ghi chép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Thảo luận nhóm 2 em suy nghĩ tìm câu trả lời

- HS lắng nghe, ghi chép

2. Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự 2005.

a. Những quy định chung

- Làm NVQS bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.

- Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ, công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.

- Công dân thực hiện NVQS từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi (tuổi phục vụ tại ngũ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi, tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 đến hết 45 tuổi).

- Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nhiệm vụ:

+ Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

+ Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân.

+ Gương mẫu chấp hành đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội.

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ và bản lĩnh chiến đấu.

- Công dân nam không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Người đang trong thời kì bị pháp luật tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc người đang bị tạm giam giữ thì không được làm NVQS.

- Riêng đối với công dân nữ trong độ tuổi từ 18 – 40, có chuyên môn kĩ thuật cần cho quân đội trong thời bình, có trách nhiệm đăng kĩ nghĩa vụ quân sự. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ.

 b. Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ:

- Huấn luyện quân sự phổ thông.

- Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho quân đội.

- Đăng kí NVQS và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi.

3. Hoạt động cũng cố kiến thức. Thời gian từ 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Học sinh nắm được những qui định chung và chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ  trong luật nghĩa vụ quân sự

- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện của học sinh.

- Dặn dò, xuống lớp

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

- GV: Em hãy nhắc lại nội dung bài học hôm nay

- GV mời 1 học sinh lên hệ thống lại bài học

 

- HS lên trả lời câu hỏi GV

- Học sinh lắng nghe

- Những quy định chung

- Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ

 

Tiết 5

1.Hoạt động dẫn dắt vào bài: thời gian 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu nội dung tiết dạy cho học sinh, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh.

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG (KẾT LUẬN)

 

- Giáo viên làm thủ tục nhận lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

- GV gọi 1 – 2 HS kiểm tra bài cũ

 

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp học

 

 

- HS được goi lên kiểm tra bài cũ

 

 - Nhận lớp: Kiểm tra sỉ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

- Kiểm tra bài cũ:  Em hãy nêu những nội dung cơ bản của luật NVQS năm 2005

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Giới thiệu về phục vụ tại ngũ trong thời bình trong luật nghĩa vụ quân sự,  xử lí các vi phạm luật nghĩa vụ quân sự: 35 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu cho học sinh nắm:

+ Những công dân nam được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

+ Những học sinh, sinh viên sau đây khong thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình

+ Những công dân được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình

+ Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tai ngũ

+ khi phạm luật nghĩa vụ quân sự tùy mức độ mà xử lí cho phù hợp

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG (KẾT LUẬN)

 

 

 

- GV nêu câu hỏi: Vì sao phải  quy định  đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ ?

 

- Giáo viên giảng, phân tích, lấy ví dụ minh hoạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nêu câu hỏi: Nêu  chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ  ?

- Giáo viên giảng, phân tích, lấy ví dụ minh hoạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nêu câu hỏi: Nêu  quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ:

- Giáo viên giảng, phân tích, lấy ví dụ minh hoạ

 

 

 

 

 

- GV nêu câu hỏi: Vì sao phải  xử lý vi phạm luật NVQS ?

- Giáo viên giảng, phân tích, lấy ví dụ minh hoạ

 

 

 

-HS thảo luận nhóm 2 em một bàn câu hỏi của GV

- HS  xem SGK, tìm câu trả lời.

- Học sinh lắng nghe, ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS thảo luận nhóm 2 em một bàn câu hỏi của GV

- HS  xem SGK, tìm câu trả lời.

- Học sinh lắng nghe, ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS thảo luận nhóm 2 em một bàn câu hỏi của GV

- HS  xem SGK, tìm câu trả lời.

- Học sinh lắng nghe, ghi chép

 

 

 

 

-HS thảo luận nhóm 2 em một bàn câu hỏi của GV

- HS  xem SGK, tìm câu trả lời.

- Học sinh lắng nghe, ghi chép

 

c.Phục vụ tại ngũ trong thời bình

*Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau:

- Đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 – 25 hết tuổi.

- Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng. Hạ sĩ quan chỉ huy, chuyên môn kĩ thuật, trên tàu hải quân là 24 tháng.

- Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Có anh, chị, em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ hoặc đang học tập tại các trường theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

+ HS, SV đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

+ HS, SV đang học tại các trường có yếu tố nước ngoài hoặc du học tại các trường có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.

+ Hằng năm, công dân được tạm hoãn phải được kiểm tra, nếu không còn lí do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

- Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.

+ Một con trai của thương binh hạng 2.

+ Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, cán bộ, công chức phục vụ 24 tháng trở lên tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

Công dân thuộc 2 diện trên nếu tự nguyện có thể được tuyển chọn gọi nhập ngũ.

*Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ quy định như sau:

- Hạ sĩ quan và binh sĩ được bảo đảm kịp thời và đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần theo chế độ tiêu chuẩn quy định.

- Được hưởng chế độ nghỉ phép, phụ cấp, được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác.

- Trước khi nhập ngũ công tác ở đâu thì sau khi xuất ngũ nơi đó có trách nhiệm nhận lại.

- Trước khi nhập ngũ có giấy gọi nhập học ở các trường thì sau khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.

- Trong quá trình tại ngũ nếu hạ sĩ quan bị bệnh, bị thương, bị chết thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ theo quy định.

*Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ:

- Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo chính sách của NN.

- Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.

- Không phải đóng học phí và tiền xây dựng khi có gửi con ở nhà trẻ hoặc theo học tại các trường phổ thông.

d. Xử lí các vi phạm luật NVQS

- Luật NVQS quy định: người nào vi phạm các quy định về đăng kí NVQS, tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hay nặng mà xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính.

3. Hoạt động cũng cố kiến thức. Thời gian từ 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Học sinh nắm được phục vụ tại ngũ trong thời bình và xử lý các vi phạm  trong luật nghĩa vụ quân sự

- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện của học sinh.

- Dặn dò, xuống lớp

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

GV : Em hãy nhắc lại nội dung bài học hôm nay

- GV mời 1 học sinh lên hệ thống lại bài học

 

- HS lên trả lời câu hỏi GV

- Học sinh lắng nghe

- Phục vụ tại ngũ trong thời bình trong luật nghĩa vụ quân sự,  xử lí các vi phạm luật nghĩa vụ quân sự

Tiết 6

1.Hoạt động dẫn dắt vào bài: thời gian 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu nội dung tiết dạy cho học sinh, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh.

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

 

- Giáo viên làm thủ tục nhận lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

- GV gọi 1 – 2 HS kiểm tra bài cũ

 

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp học

 

 

- HS được goi lên kiểm tra bài cũ

 

 - Nhận lớp: Kiểm tra sỉ số, đồng phục và tình hình sức khỏe của học sinh

- Kiểm tra bài cũ:  Phục vụ tại ngũ trong thời bình

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Giới thiệu về học tập chính trị, quân sựu, rèn luyện do trường lớp tổ chức và chấp hành quy định về đăng kĩ nghĩa vụ quân sự, sức khỏe và khám sức khỏe và chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ: 20 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

- Giới thiệu cho học sinh nắm: thái độ đúng đắn của học sinh học tập chính trị, quân sựu, rèn luyện do trường lớp tổ chức và những quy đinh khi đăng kí nghĩa vụ quân sự; nhưng quy định trong kham sứu khỏe và những quy định khi nhập ngũ

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

* GV nêu câu hỏi: Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện luật NVQS nói chung và đăng kí NVQS nói riêng.

* GV gọi HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* GV nêu câu hỏi: Đối với học sinh thì cần phải làm gì để chấp hành quy định về đăng kí NVQS.

* GV gọi HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV giảng giảng những nội dung cơ bản

- HS trả xem SGK, tìm câu trả lời.

 

 

- HS nghe GV giảng và ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả xem SGK, tìm câu trả lời.

 

 

- HS nghe GV giảng và ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV giảng và ghi chép

 

a. Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ   chức.

- Điều 17 luật NVQS quy định: “…việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương trình chính khoá; nội dung thống nhất trong toàn quốc.

- Nội dung thể hiện ở môn GDQP – AN.

- Học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, đạt kết quả cao trong từng bài theo yêu cầu.

- Vận dụng kết quả học tập vào trong việc xây dựng nếp sống, sinh hoạt có kỉ luật, văn minh. Chấp hành những quy định về luật NVQS trong thời gian học tập tại trường, đi kiểm tra sức khoẻ và khám tuyển, nhập ngũ.

b. Chấp hành quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sựu

- Đối với học sinh cần thực hiện tốt việc đăng kí NVQS.

- Đăng kí NVQS là việc kê khai lí lịch và các yếu tố cần thiết khác theo quy định của pháp luật đối với người trong độ tuổi đăng kí NVQS.

- HS đến tuổi đăng kí NVQS (nam từ đủ 17tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có chuyên môn cần cho quân đội) phải đăng kí NVQS.

- Đăng kí NVQS được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do Ban chỉ huy quân sự cấp xã (phường) và ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận) thực hiện.

- Khi thay đổi nơi cư trú thì trong thời hạn 10 ngày phải khai báo với Ban chỉ huy quân sự nơi chuyển đến.

- Trách nhiệm của học sinh khi đăng kí NVQS là kê khai đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ:

- Việc khám sức khỏe lần đầu (17tuổi) do cơ quan quân sự huyện (quận) phụ trách.

- Việ khám sức khoẻ cho công dân trong diện gọi nhập ngũ do hội đồng khám sức khoẻ cấp huyện (quận) phụ trách.

- HS đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ theo giấy gọi của Ban chỉ huy quân sự nơi cư trú.

d.Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ:

- Hằng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành một đên 2 lần. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.

- Công dân phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu không thể có mặt thì phải có chứng nhận của UBND xã (phường).

3. Hoạt động cũng cố kiến thức: 5 phút

a. Mục tiêu của hoạt động:

          - Học sinh nắm được trách nhiệm của học sinh

- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện của học sinh.

- Dặn dò, xuống lớp

b. Tiến hành hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG(KẾT LUẬN)

GV : Em hãy nhắc lại nội dung bài học hôm nay

- GV mời 1 học sinh lên hệ thống lại bài học

 

- HS lên trả lời câu hỏi GV

- Học sinh lắng nghe

- Thái độ đúng đắn của học sinh học tập chính trị, quân sựu, rèn luyện do trường lớp tổ chức và những quy đinh khi đăng kí nghĩa vụ quân sự; nhưng quy định trong kham sứu khỏe và những quy định khi nhập ngũ


IV. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021