logo

Giáo án giáo dục quốc phòng 10 bài 1


BÀI 01: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


Tiết 01: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam


(Phần I - Mục 1,2,3 SGK)


I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Hiểu được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc, ông cha ta.

2. Thái độ

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy các truyền thống vẻ vang của dân tộc;

- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV

- Sưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta...

2. Học sinh

- Đọc tr­ước bài

- Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Thủ tục lên lớp (5 phút).

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến nôi quy, yêu cầu của môn học, tiết học).

 →GV và HS làm thủ tục nhận lớp

2. Giới thiệu nội dung bài học:

 →Gv phổ biến nội dung chương trình học GDQP_AN cấp THPT và nội dung của buổi học....

- Gv giới thiệu nội dung bài học

→ Hs nghe, hiểu.

 

 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, là bài hoc đầu tiên trong chương trình môn học GDQP_AN góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp BVTQ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

(Phần I - Mục 1, 2, 3 SGK) (35 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

       GV gợi ý học sinh đọc nội dung mục 1,2,3 – sgk và vận dụng kiến thức các môn học khác để biết được:

- Những cược chiến tranh giữ nước đầu tiên.

- Các cuộc chiến tranh giành độc lập.

- Các cuộc chiến tranh giữ nước.

 Hs nghe và biết về lịch sử dựng nước của cha ông.

     GV chia lớp thành 3 nhóm và nêu câu hỏi đối với từng nhóm

+ Nhóm 1:

    Em hãy nêu những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam?

+ Nhóm 2:

  Cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỷ I đến thế kỷ X diễn ra như thế nào?

+ Nhóm 3 :

   Cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX như thế nào?

Lớp chia thành 3 nhóm, các nhóm nghe và ghi câu hỏi của nhóm mình.

+ Nhóm 1: Tổ 1

+ Nhóm 2: Tổ 2

+ Nhóm 3: Tổ 3

 HS Từng nhóm đọc sách giáo khoa, tìm ý và thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện của từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

→ HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung

     Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu....

GV Nhận xét, kết luận, bổ sung cần thiết.

→ GV căn cứ vào các dữ kiện lịch sử, gợi ý cho học sinh những câu chuyện lịch sử thể hiện rõ lịch sử đánh giặc của cha ông.

→ HS nghe, suy nghĩ và trả lời

+ Nhóm 1 (Tổ 1): Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:

- Kháng chiến chống Tần (214-TCN), do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạoà thành lập nhà nước Âu Lạc (kế thừa nhà nước Văn Lang trên mọi lĩnh vực).

- Kháng chiến chống quân Triệu Đà (184-179 TCN), do An Dương Vương lãnh đạo à Thất bại à nước ta rơi vào thảm họa 1000 năm phong kiến phương Bắc.

+ Nhóm 2 (Tổ 2): Các cuộc chiến tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến X).

Hai Bà Trưng(40)

Bà Triệu (248)

Lí Bí(542)

Triệu Quang Phục(548)

Mai Thúc Loan (722)

Phùng Hưng (766)

Khúc Thừa Dụ (905)

Dương ĐÌnh Nghệ  (931)

Ngô Quyền (938) à Chiến thắng quân Nam Hán giành lại độc lập tự do cho tổ quốc.

+ Nhóm 3 (Tổ 3): Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến XIX).

Tông lần 1 (981) – Lê Hoàn

Tống lần 2 (1075-1077) – Lý Thường Kiệt

Nguyên Mông 1, 2, 3 (1258-1288) do nhà Trần (Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư)

Chống quân Minh 1 – Hồ Quý Ly.

Chống Quân Minh 2 (1417-1427) – Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Chống quân Xiên (1785) – Nguyễn Huệ

Chống quân Mãn Thanh (1789) – Nguyễn Huệ

Gồm:

Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy

 


IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC(5 PHÚT)

- Cũng cố nội dung bài học.

- Hướng dân học sinh nghiên cứu trước nội dung Mục 4,5,6 - Lịch sử ĐGGN của dân tộc Việt Nam.

- Nhận xét tiết học


Tiết 02: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tôc Việt Nam


(Phần I - Mục 4,5,6 SGK)


I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

2. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV

- Có thể s­ưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

2. Học sinh.

- Đọc tr­ước bài

- Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến  yêu cầu giờ học).

2. Kiểm tra bài cũ :

Câu 1: Nêu các cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của DTVN?

Câu 2: Từ ngày đầu dựng nước đến thế kỷ XIX đất nước ta đã phải chống lại những kẻ thù nào? Kể tên mà em biết.

Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung.

3. Phổ biến nội dung bài học:

 Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học

- GV và HS làm thủ tục nhận lớp

                            

 

 

 Hs nghe.

 

 

Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.

 

Hs nghe và hiểu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

(Phần I - Mục 4,5,6 SGK) (32 phút)  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- GV dẫn dắt, giới thiệu sự nội dung bài học

- Nêu câu hỏi đối với từng nhóm

+ Nhóm 1:

Em hãy nêu cuộc đấu tranh giaỉ phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (Thế kỷ XIX đến năm 1945)?

+ Nhóm 2:

  Cuộc kháng chhiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) diễn ra như thế nào?

+ Nhóm 3:

   Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) đã được quân và dân ta tiến hành như thế nào?

+ Nhóm 4:

    Cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ, thống nhất đất nước trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã có những thuận lợi và khó khăn gì đói với quân và dân ta?

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu....

Gv goi hs lên trả lời - gọi học sinh nhóm khác bổ sung...

 

 Nhận xét, kết luận, bổ sung cần thiết

- Giáo viên nhận xét, kết luận, bổ sung cần thiết

 

Hs nghe, hiểu.

 

-Lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm nghe và ghi câu hỏi của nhóm mình.

+ Nhóm 1: Tổ 1

+ Nhóm 2: Tổ 2

+ Nhóm 3: Tổ 3

+ Nhóm 4: Tổ 4

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từng nhóm đọc sách giáo khoa, tìm ý và thảo luận thống nhất ý kiến.

- Đại diện của từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 Hs nghe giáo viên kết lụân, ghi chép.


IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC(5 PHÚT):

- Cũng cố nội dung bài học.

- Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứu: Phần II: Truyền thông ĐGGN của dân tộc Việt Nam.

- Nhận xét tiết học

- Xuống lớp 


Tiết 03: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước


(Phần II - Mục 1,2,3- SGK)


I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Hiểu được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

Biết được các truyền thống ĐGGN của dân tộc Việt Nam.

2. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV

- Có thể s­ưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

2. Học sinh.

- Đọc tr­ước bài

- Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến  yêu cầu giờ học).

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1 : Nêu các cuộc chiến tranh lật đỗ chế độ thực dân nửa phong kiến từ TK 19 đến 1945 ?

Câu 2: Từ ngày khi Đảng CSVN thành lập có bao nhiêu cộc khởi nghĩa? Kể tên?

Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung.

3. Phổ biến nội dung bài học:

 Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học

- GV và HS làm thủ tục nhận lớp

                            

 

 Hs nghe.

 

 

 

Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.

 

Hs nghe và hiểu.

Hoạt động 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.(32phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- GV dẫn dắt, giới thiệu sự nội dung bài học à Nêu câu hỏi đối với từng nhóm

+ Nhóm 1: Tại sao trong lịch sử dân tộc ta quá trình dựng nước phải đi đôi với giữ nước và nó trở thành một truyền thống, truyền thống đó được thể hiện như thế nào?

+ Nhóm 2: Dân tộc ta có truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về truyền thống này của dân tộc ta.

  + Nhóm 3: Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta sự  tham gia của cả nước, toàn dân được tiến hành như thế nào?

+ Nhóm 4: Qua 3 truyền thống vừa học, em thấy mỗi truyền thống được thể hiện rõ nhất khi nào?

  → Lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm nghe và ghi câu hỏi của nhóm mình.

+ Nhóm 1: Tổ 1

+ Nhóm 2: Tổ 2

+ Nhóm 3: Tổ 3

+ Nhóm 4: Tổ 4

→ Từng nhóm đọc sách giáo khoa, tìm ý và thảo luận thống nhất ý kiến.

- Đại diện của từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung

→ Giáo viên nhận xét, kết luận, bổ sung cần thiết

Nhóm I:

- Vị trí địa lí thuận lợi, tài  nguyên thiên nhiên phong phú....

- Phản ánh quy luật tồn tai, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc: “dựng nước đi đôi với giữ nước”.

- Thể hiện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta

Nhóm II:

Thể hiện khi so sánh tương quan lực lượng giũa ta với địch có sự chênh lêch nhau lớn.

 

 

 

 


IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC(5 PHÚT)

- Cũng cố nội dung bài học.

- Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứu: Phần II: Truyền thống  ĐGGN của dân tộc Việt Nam (tiếp).

- Nhận xét tiết học

- Xuống lớp.


Tiết 4 :Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước


(Phần II - Mục 4,5,6- SGK)


I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Hiểu được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

Biết được các truyền thống ĐGGN của dân tộc Việt Nam.

2. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV

- Có thể s­ưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

2. Học sinh.

- Đọc tr­ước bài

- Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến  yêu cầu giờ học).

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1 : Nêu truyền thống 1? phân tích?

Câu 2 : Nêu truyền thống 2? phân tích?

Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung.

3. Phổ biến nội dung bài học:

 Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học

- GV và HS làm thủ tục nhận lớp

                             

 

Hs nghe.

Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.

 

Hs nghe và hiểu.

Hoạt động 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. (32 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- GV dẫn dắt, giới thiệu sự nội dung bài học

- Nêu câu hỏi đối với từng nhóm

- HS lắng nghe, ghi tóm tắt nội dung.

- Trả lời câu hỏi của GV

 

 

- HS thảo luận và ghi lại kết luận của GV

 

-HS lắng nghe nội dung của các bài học truyền thống do GV trình bày sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra

* HS lắng nghe GV kết luận

 

 

* Nội dung thứ tư là truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo.

* Nội dung thứ năm là tryền thống đoàn kết quốc tế

* Nội dung thứ sáu là: Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Sau khi trình bày xong từng bài học truyền thống, GV đặt ra các câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét các câu trả lời của học sinh sau đó bổ xung và đưa ra kết luận.

Chú ý: GV đưa ra những ví dụ và tranh ảnh minh hoạ khi giảng bài cho học sinh

Hs nghe và ghi chép


IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC (5 PHÚT)

- Cũng cố nội dung bài học.

- Giao nhiệm vụ ôn về nhà: Nghiên cứu: Lịch sử -Truyền thống của quân đội và công an.

- Nhận xét tiết học

- Xuống lớp.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021