logo

Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Sách Cánh Diều (2023-2024)

Giáo án điện tử Lịch sử và Địa lí 4 Sách Cánh Diều (2023-2024) bao gồm trọn bộ kì 1, kì 2 đầy đủ nhất. Giáo án điện tử bản word được biên soạn chi tiết, dễ sử dụng, thao tác tải về chỉnh sửa đơn giản với font chữ Time New Roman, ngoài ra được hướng dẫn sử dụng cũng như hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.

Bộ giáo án điện tử Lịch sử và Địa lí 4 Sách Cánh Diều do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023-2024 theo mẫu giáo án 2345 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Giáo án điện tử Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều (bản word)


1.1 Nội dung bản word

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

BÀI 11: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng

- Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí và một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,…) của vùng Duyên hải miền Trung.

- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.

- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp trong hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

- Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu Địa lí: nhận thức đặc điểm thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung. Sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.

3. Phẩm chất

- Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

- Bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- GV: 

+ Lược đồ địa hình vùng Duyên hải miền Trung.

+ Tranh, ảnh thể hiện đặc điểm và tác động của các điều kiện tự nhiên đối với sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung.

- HS: 

+ SGK Địa lí 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Trò chơi: "Ai nhanh ai đúng" 

Kể tên những cảnh thiên nhiên hoặc địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết.

 

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. 

- Giới thiệu bài mới

2. Khám phá

Hoạt động 1: Vị trí địa lí

a. Mục tiêu: 

 - Xác định được vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

- Xác định vị trí của 2 quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 1 SGK tr.59

+ Chỉ ranh giới của vùng Duyên hải miền Trung. Vùng Duyên hải miền Trung tiếp giáp với vùng nào, quốc gia nào và biển gì?

 

 

 

+ Xác định vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hai quần đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?

 

- Gọi HS nhận xét, kết luận

+ Vùng Duyên hải miền Trung có vị trí là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta.

+ Ngoài phần lãnh thổ đất liền, vùng có phần biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của nước ta.

2. Đặc điểm thiên nhiên

2.1. Địa hình

a. Mục tiêu:

 - Xác định được trên lược đồ: dãy Trường Sơn, dãy Bạch Mã, một số đồng bằng và Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Trình bày được đặc điểm địa hình của vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, quan sát hình 1 SGK tr.59.

+ Xác định trên lược đồ: dãy Trường Sơn, dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân, một số đồng bằng và Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

+ Trình bày đặc điểm địa hình vùng Duyên hải miền Trung.

 

 

- GV nhận xét, mở rộng kiến thức để HS hiểu thêm về các đối tượng vừa xác định trên lược đồ, trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng ở vùng Duyên hải miền Trung, kết hợp đọc thông tin mục Em có biết.

+ Trường Sơn là dãy núi lớn ở vùng; là dãy núi dài nhất nước ta (khoảng 1100 km).

+ Dãy Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn, có hướng tây - đông, đâm ngang ra biển; là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc - Nam nước ta.

+ Đèo Hải Vân là đèo chạy trên dãy núi Bạch Mã, có độ dài gần 20 km, cao trung bình 500 m so với mực nước biển.

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm tại tỉnh Quảng Bình; là hệ thống hơn 400 hang động, các sông ngầm và hệ thực, động vật.

+ Một số đồng bằng: đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, đồng bằng Bình – Trị - Thiên, đồng bằng Nam – Ngãi, đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa, đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận.

2.2. Khí hậu

a. Mục tiêu:

- Nắm được những đặc điểm chính về khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- HS đọc thông tin phần Khí hậu tr.60, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung.

 

+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. Cho HS quan sát thêm hình ảnh về dãy Bạch Mã và vườn quốc gia Bạch Mã.

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Sông ngòi

a. Mục tiêu: 

- Kể được tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu được những đặc điểm chính của sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình 1, đọc thông tin phần Sông ngòi SGK tr.61 và trả lời câu hỏi

+ Kể tên một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

+ Trình bày đặc điểm sông ngòi của vùng Duyên hải miền Trung.

 

 

- GV nhận xét, kết luận.

- Cho HS quan sát một số hình ảnh các dòng sông.

+ Sông Mã

+ Sông Gianh

+ Sông Thu Bồn

3. Tìm hiểu tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.

a. Mục tiêu: 

- Nêu được tác động tích cực và tiêu cực của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm 2, nêu một số tác động của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung.

 

- GV nhận xét, kết luận

 

 

 

 

 

4. Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống thiên tai

a. Mục tiêu: 

- HS có thể đề xuất một số biện pháp để phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS làm bài theo nhóm 4, đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống thiên tai ở ùng Duyên hải miền Trung.

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận

 

 

3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ dưới đây

+ Tóm tắt một đặc điểm thiên nhiên (Địa hình hoặc khí hậu, sông ngòi và tác động của nó đối với đời sống, sản xuất của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung theo gợi ý

+ Em sẽ làm gì để chia sẻ và giúp đỡ người dân khi họ gặp hoạn nạn thiên tai

- GV nhận xét, kết luận

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: 

- Vận dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những hoạt động tìm hiểu về một số cảnh quan thiên nhiên của vùng Duyên hải miền Trung; thể hiện thái độ cảm thông, sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Nêu các việc cần làm trước, trong và sau khi lũ lụt.

- GV cho HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Nêu các việc cần làm trước, trong và sau khi lũ lụt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và giới thiệu một cảnh quan thiên nhiên ở vùng Duyên hải miền Trung.

- GV chia lớp thành các nhóm (6 HS/nhóm). Tìm hiểu và giới thiệu một cảnh quan thiên nhiên ở vùng Duyên hải miền Trung. 

 - Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà, tiết sau trình bày sản phẩm trước lớp.

 

-  GV điều hành lớp chơi trò chơi, chia lớp thành 2 đội.

+ Một số cảnh thiên nhiên hoặc địa danh ở vùng duyên hải miền Trung: dãy Trường Sơn, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Bạch Mã,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 - 1 - 2 HS chỉ trên lược đồ tự nhiên ranh giới của vùng Duyên hải miền Trung và thực hiện các yêu cầu

+ Duyên hải miền Trung là vùng nằm ở giữa lãnh thổ nước ta, hẹp ngang. Tiếp giáp với các quốc gia: Lào, Cam-pu-chia; tiếp giáp với các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

+ Vùng có nhiều biển đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

- HS quan sát, nhận xét nhóm bạn trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm 4, đại diện các nhóm chỉ trên lược đồ

 + Vùng Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng:

+ Phía Tây là dãy núi Trường Sơn.

+ Phía Đông là các dải đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển.

+ Dọc ven biển có cồn cát, đầm phá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 + Khí hậu vùng Duyên hải miền Trung mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa, bão tập trung vào thu đông.

 

+ Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã:

- Khí hậu phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã có sự khác nhau:

+ Phần phía bắc mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh.

+ Phần phía nam không có mùa đông lạnh.

+ Sự khác nhau này là do gió mùa Đông Bắc trong quá trình di chuyển từ bắc xuống nam bị suy yếu dần, đến dãy Bạch Mã hầu như bị chặn lại.

+ Đây là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão và gió Tây khô nóng nhất nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu

 + Một số sông: Sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Chu, sông Ba.

Đặc điểm chính của sông ngòi miền Trung:

- Vùng có nhiều sông, phần lớn là sông ngắn và dốc.

- Chế độ nước sông: mùa lũ, mùa cạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, ghi vào PHT

 

 

* Tác động tích cực:

+ Phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

+ Có điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện và giao thông đường thủy.

+ Thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Phát triển nghề sản xuất muối.

+ Phát triển ngành du lịch.

* Tác động tiêu cực: Thường xuyên xảy ra các thiên tai.

 

 

 

 - HS làm bài theo nhóm 4

* Một số biện pháp phòng chống thiên tai:

+ Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phi lao chắn cát,…

+ Xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi để tưới tiêu và chống lũ.

+ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kĩ năng về phòng chống thiên tai.

+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

 

 

- HS thảo luận nhóm, làm bài vào nháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân trình bày kết quả.

* Trước khi lũ lụt:

+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo lũ lụt.

+ Chuẩn bị thuyền, phao, vật nổi,….

+ Dữ trữ lương thực, đồ uống, vật dụng cần thiết.

+ Lưu các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

*  Trong khi lũ lụt:

+ Cắt các nguồn điện sinh hoạt.

+ Không đi vào khu vực nguy hiểm.

+ Di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn.

* Sau khi lũ lụt:

+ Kiểm tra các thiết bị trước khi sử dụng lại.

+ Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt, khôi phục sản xuất.

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày


1.2 Tải về giáo án bản word

>>> Click vào đây để tải: Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh Diều Bài 11: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung


2. Thông tin, hướng dẫn tải giáo án điện tử Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh Diều

- Giáo án, bài giảng được thiết kế các Hoạt động theo PPDH mới, bám sát SGK

- Các trò chơi củng cố, khởi động nhằm giúp HS thêm hứng thú.

- Phương pháp soạn mới, hiện đại, trực quan, khoa học. 

- Giáo án, bài giảng điện tử bản word và Powerpoint đồng bộ

icon-date
Xuất bản : 23/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023